in

35 Lưu Ý Khi Bán Đồ Trên APP Giao Hàng (Phần 1)

Trước bên mình phụ thuộc vào App khá nhiều, hơn 50%, giờ thì cân bằng cả on-off. Bán hàng trên App ngày càng khoai sắn hơn. Nhưng căn ke được thì nó cũng là một dòng tiền tương đối ổn

Bài viết này liệt kê ra các ý tưởng và lưu ý lướt qua trong đầu, không theo một thứ tự nào hết. Dành cho ai đang bán hàng trên các #FoodApps hoặc định bán trên kênh này

1. Combo: Nên có Combo để lên đầu. Combo nên là 1 món BEST SELLER + 1 đồ uống. Lưu ý cách đặt tên Combo sao cho hấp dẫn và đương nhiên Giá combo phải thấp hơn giá lẻ của từng món gộp vào

2. Card/Voucher: Luôn nên có kèm voucher hoặc namecard cùng lời cảm ơn gửi kèm với đồ ăn. Có thêm những tagline hoặc #hastag thì càng tốt. Mục đích: 1. Giữ cho khách hàng tiếp tục mua và 2. Có kênh để khách hàng liên lạc nếu có lỗi

3. Note: Luôn để ý những lưu ý của khách. Chuẩn bị món nhanh là tốt nhưng luôn nên kiểm tra cẩn thận, nhất là hay quên phần dụng cụ ăn uống hay một số đồ rau cỏ kèm cùng…

4. CRM: Nên chăm khách bằng sms sau đó đưa khách về nhóm Zalo để tiện có thêm kênh liên lạc và giữ data khách hàng thành “của mình”… Có phần mềm CRM thì càng tốt

5. Món chủ lực: Quán kiểu gì cũng phải có 1 món chủ lực, có khả năng gây thương nhớ mạnh. Món đủ tốt để gây ấn tượng cho khách hàng. Voucher hay ưu đãi là để mời gọi khách hàng đặt lại.

6. Chuẩn bị: Những cái nào chuẩn bị được thì chuẩn bị trước. Cố gắng làm nhanh nhất có thể khi nhận đơn. Nhắc giục shipper là đơn sẽ xong trong bn phút tránh nhiều khi có shipper lề mề nghĩ mình làm đồ lâu

7. Phản hồi: Khen chê thôi cũng ráng nín nhịn. Nên phản hồi lại all đánh giá của khách hàng. Có lỗi sai thì hứa sửa. Mà không phải lỗi của mình thì cũng nói rõ. Viết ra dễ, làm ko dễ, mình cũng sân si lắm.

8. Menu: Menu nên chia làm 3-4 phần, bao gồm Combo – Món chính – Món phụ – Đồ uống. Quán mới thì 20-30 món là đẹp. Nên cập nhật mô tả rõ ràng

9. Hình ảnh: Cái gì tiết kiệm chứ hình ảnh trên menu phải đẹp nhưng cũng phải chân thật. Khách trên App ăn bằng mắt trước khi đặt hàng. Dĩ nhiên phải cân đối giữa Đẹp và Thật

10. Brand: Tên brand đừng chung chung. Cũng không cần phải quá cầu kỳ nhiều ẩn ý. Nên là Tên thương hiệu + Sản phẩm chủ đạo của quán. Keep it simple

11. Bao bì: Cái này cũng không tiết kiệm được, phải đầu tư. Quán nhỏ khách đến ăn offline biết ngay, nhưng đầu tư bao bì tốt thì quán nhỏ trông cũng thành chuyên nghiệp.

12. Vệ sinh: Độ “ngon” thì mỗi mồm mỗi khác như chiến thần Hà Linh rivew cũng đã nói. Cơ mà sạch thì kiểm soát được nhé.

13. Tên món: Nên đặt tên chuẩn SEO, đúng theo từ khóa khách hàng tìm. Đừng ham mấy kiểu Rau muống = Thanh Long Quá Hải hay Ếch xào xả ớt = Vũ nữ chân dài nóng bỏng. Tên kiểu bay bướm phù hợp viral offline hơn

14. Món mũi nhọn: Nên thiết kế đủ bộ các mũi nhọn là món ăn tạo ra chuyên để hút khách hay tham gia khuyến mãi như: sản phẩm mồi, sản phẩm phễu, sản phẩm khuyến mãi

15. Quán mới: Chiếu mới nên tham gia all các chương trình nhằm hút lấy traffic. Tổng động viên bà con khối phố, họ hàng gần xa đặt hàng mà lấy sao số. Nên có budget dự trù cho khoản này. Đừng nghĩ cứ lên App là sẽ có đơn

16. Up sale: Tăng giá trị đơn hàng bằng cách đưa ra các sản phẩm bán thêm hoặc bán kèm. Topping cũng là cách hay

17. Traffic: Các nguồn traffic như Facebook, Youtube, Tiktok điều hướng đổ về App. Livestream đổ về gian hàng kèm cũng các voucher. Again, đừng nghĩ cứ lên App là sẽ có đơn

18. Quảng cáo: Các app đều có quảng cáo để thúc đẩy hiển thị hay từ khóa cho gian hàng. Cân đối tham gia

19. Tương tác: Nên có (ít nhất là) kênh fanpage để thêm kênh tương tác với khách hàng. Chủ động thêm bằng sms… Chứ còn khách đã review rồi thì xấu hay tốt thôi thì cứ đi nhẹ nói khẽ cười duyên

20. Chéo traffic: Có điều kiện thì tham gia các sự kiện liên quan đến ẩm thực để quảng bá thương hiệu của quán. Như vừa rồi có hội chợ F&B tại Hà Nội, gửi voucher và namecard vào gian hàng có sẵn trong đó kéo cũng được ối traffic

21. Món hót: Đôi khi trên thị trường bùng lên một vài món hot. Nếu nó tương thích với sản phẩm lõi của quán, thì chơi đi sợ gì.

22. Sự kiện: Tạo các sự kiện trên fanpage, tặng voucher, khuyến khích khách hàng đánh giá sao. Nên làm định kỳ và liên tục để kéo traffic

23. Group: Các group vẫn là nơi seeding hàng quán hiệu quả. Điều kiện là món của bạn phải độc và đảm bảo trải nghiệm món phải tốt. Không ăn quả phốt thì của đáng tội

24. Nguồn khách: Tốt nhất nên đa dạng hóa nguồn khách, không nên dựa vào 1 mình bố con thằng nào hết. Thỉnh thoảng các app nói sẽ ưu tiên hiển thị khi bạn tắt gian hàng ở các app còn lại đi… well, tùy cân nhắc nhé

25. Phần mềm: Nên tìm hiểu và sử dụng các công cụ quản lý đơn hàng, dùng được cái nào là nhàn đầu cái đó: KiotViet, iPOS, Sapa whatever …

26. Vị trí: Tuy là bán online trên App nhưng vị trí vẫn cực kỳ quan trọng nhé. Có thể không cần là mặt phố đắt đỏ nhưng ít nhất phải nằm ở chỗ có traffic đông bao gồm 1. Dân văn phòng đông và 2. Dân cư đông.

27. Email: Nên kiểm tra email thường xuyên vì ngoài việc tham gia các chương trình trên AppMerchant thì các App còn thường xuyên gửi qua email mời tham gia. Đừng bỏ lỡ info và lựa chọn chương trình phù hợp

28. Khuyến mãi: Time ban đầu dù bán lỗ (ít thôi) hay bán lãi mỏng dính thì vẫn cần duy trì chạy khuyến mãi liên tục để duy trì hiển thị và thu hút khách mới đồng thời giữ khách quen quay lại ăn… Khuyến nghị tầm 3 tháng tối thiểu

29. Giá cost: Món lựa chọn đưa lên App nên là những món có cost ổn định, đặc biệt là món sử dụng để tham gia khuyến mãi hay combo

30. Tặng tiền: Tặng voucher cho khách khi khách đánh giá đôi khi chưa đủ ép phê. Nếu máu quá, tặng thủ tiền mặt luôn xem 😊

31. Tặng món: Đừng tặng khách hàng những món vớ vỉn, không tặng thì thôi, đã tặng thì tặng món best seller…

32. Giá bán: Nên để giá cao hơn giá bán offline. Vì bạn phải chi 20-25% chiết khấu cho app, thêm vài % cho KM tự tạo hoặc đồng tài trợ, thêm (sắp tới) % cho thuế nữa… Không bán giá cao hơn thì còn cái nịt. Anyway, giải thích là đó là tiền hộp, chi phí extra, fair mà

33. Hiệu ứng giá: Những hiệu ứng giá kiểu món 39K, 49K có thể vẫn có hiệu quả… Mình thì ko áp dụng nhưng thấy một số bên bán khá tốt vẫn đang dùng

34. Món đặc thù: Với những món đặc thù kiểu như đồ chay, đồ healthy, món ăn cần ăn kiểu đặc biệt (món Ấn) thì nên có hướng dẫn đi kèm hoặc in thẳng lên bao bì hoặc lượng calori với món ăn kiêng. Pizza nên có phần hướng dẫn khách làm nóng bánh lại nếu ăn ko hết

35. Đơn ghép: Nếu thấy shipper ghép đơn => Phải kẹp số order đơn của mình ra ngoài bao bì tránh shipper nhầm nhọt sang trồng trọt thì toi

Mình ko giỏi gì, fail rất nhiều, thế nên những lưu ý trong bài này mang đậm tính chất cá nhân và có những thứ có thể đã lỗi thời… Bạn chỉ nên lấy làm nguồn tham khảo. Còn lại, hãy test và tự rút ra công thức của riêng mình…

Hoang Tung 

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Trà Sữa Khoai Môn Tím

Tiệm Ăn Nhà Khói