in

QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG KINH DOANH F&B QUY MÔ NHỎ

Điểm yếu của mình là tài chính, nhưng mình không bao giờ để bị mắc cạn trong cơn bão về chi phí. Nói đúng ra, suốt 10 năm kinh doanh mình ko bị gặp khó khăn chút nào ở các khoản thu chi, dòng tiền mặt hay dòng công nợ. Vậy mình đã làm như nào ? Hôm nay xin chia sẻ chút hiểu biết ít ỏi của mình về dòng tiền trong kinh doanh mô hình nhỏ nha. Bản thân là con người hơi lãng đãng nên nhìn thấy các con số là sợ lắm, mỗi lần mở excel cứ thấy nhiều ô ô là buồn ngủ 😪

Vậy bài viết này coi như bài chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, để cửa hàng luôn duy trì tốt dòng tiền và chủ quán ko bao giờ bị áp lực về các khoản chi phí bủa vây.

– Có bao nhiêu tiền thì đầu tư bấy nhiêu, xây dựng mô hình trong khả năng tài chính. Ví dụ : bạn chỉ có 20 triệu trong tay, nhưng ôm mộng làm bá chủ bán chè bưởi trong khu vực. Hãy phân tích 20 triệu đó bạn sẽ phân bổ khoản chi như thế nào để vận hành. Tiền nhỏ qui mô nhỏ. Nếu mới chỉ bán được chè trong xóm, mà bạn đi vay thêm vốn để mở rộng hơn, thì chính việc đó đã tạo áp lực kinh doanh cho bạn rùi nè, nên cứ từ từ, dùng chính tiền lãi bán chè tích góp lại để mở rộng địa bàn dần nha cho chắc.

– Nếu vay vốn hoặc kêu gọi góp vốn, hãy đảm bảo bạn đủ kiến thức các mảng để làm lãnh đạo qui mô lớn + có đội ngũ nhân sự lớn theo để thực thi ý tưởng của bạn. Chứ nếu vốn lớn mà khả năng nhân sự thực thi yếu – thì dễ đổ bể lắm.

– Tích tiểu thành đại, dùng mỡ nó rán nó, dùng lợi nhuận từ mô hình nhỏ để xây mô hình to dần lên. Mình bắt đầu từ số vốn nhỏ mở lẩu ship, trong ngay tháng thứ 2 lượng khách đã đông ko đủ hàng bán, nếu như người khác chắc là đi vay tiền mở rộng xưởng sản xuất rồi í, nhưng tui kệ, ko đủ hàng bán thì càng hot, chấp nhận mất lượt khách khi hết hàng. Cứ như vậy tui tích góp tiền cho đến khi mở được kho lạnh, đủ tiền xây dựng xưởng rộng hơn, đủ tiền mua máy móc thiết bị bổ trợ để tăng năng suất hơn. Dần dần, tui được như bây giờ, tháng bán 3000 set nhẹ bẫng.

– Nhiều người nghĩ vay vốn đầu tư rút ngắn khoảng cách thành công, nhưng mình nghĩ khác, mình muốn được kinh doanh trong tâm thế bình an, không phải lo lắng, ko phải áp lực, có như vậy đầu óc mới cởi mở để liên tục sáng tạo đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Đấy là riêng mình thôi nha chứ ko dám áp đặt, nó là cá tính riêng rùi nè

– Ghi ra các khoản thu chi là điều đương nhiên. Ngoài ra, hãy lên kế hoạch tài chính cơ bản cho mô hình của bạn.

+ Dòng tiền tối thiểu cố định cho cơ sở vật chất thiết bị máy móc

+ Dòng tiền linh hoạt xoay vòng hàng ngày

+ Dòng tiền tồn kho bắt buộc phải có để đảm bảo bộ máy vận hành êm đẹp dù đông hay vắng

+ Lên kế hoạch cho doanh thu dự kiến, từ đó suy ra việc phân bổ chi phí đầu tư dự kiến cho mỗi hạng mục lương, marketing, vận hành vv…

+ Cầm vốn, nhưng phải thấu hiểu từng bộ phận trong mô hình để phân bổ đồng vốn cho hợp lý mà mang lại doanh thu, tối ưu lợi nhuận.

– Mình ko dám nhận là giỏi về tài chính hiuhiu, mình xin chia sẻ tiếp những gì mình biết và kinh nghiệm thui nè. Ko bao giờ tiêu hết số vốn phòng thân. Trước khi dùng vốn mở rộng kinh doanh hay khởi nghiệp thì cần bỏ ra 1 khoản thoát nghèo. Khoản tiền thoát nghèo này phải là hình thức tiền mặt, nó sẽ là chi phí đủ nuôi sống gia đình bạn trong 6 tháng nếu 6 tháng ko có nguồn thu. Đồng thời, vốn dự phòng thoát nghèo cho doanh nghiệp mình cũng tính là chi phí nuôi sống doanh nghiệp trong 6 tháng dưới dạng tiền mặt. Đó, mình ăn chắc mặc bền nên luôn chia các khoản ra như vậy.

– Tiết kiệm bao nhiêu là đủ ? Quan điểm của mình là ko sống nghĩ về việc tiết kiệm, mà nghĩ làm thế nào để kiếm ra tiền nhiều hơn. Ko có dư khoản nào, chứng tỏ kiếm chưa đủ để dư. Thế nên kiếm tiền để mà tiêu ko hết, tiêu đủ cho nhu cầu bản thân mà vẫn dư tiền, thì như vậy là kiếm đủ. Đấy, biết bao nhiêu mà đủ, quan trọng là được cống hiến được làm việc hết mình với đam mê mà thôi.

– Biến mô hình kinh doanh thành khoản thu nhập thụ động.

+ Thu nhập thụ động ở mảng này đơn giản là tiền về hàng tháng đều như vắt chanh

+ Yếu tố tạo nên thu nhập thụ động trong ngành này là thời gian, là uy tín và sự tin tưởng

+ Muốn có nguồn thu nhập thụ động dựa vào mô hình trong ngành thì cần tự động hóa hệ thống cũng như quản trị nhân sự tinh giản.

+ Lợi nhuận từ mô hình f&b có thể mang lại sự vững chãi an toàn, bởi tính đều đặn có vòng lặp

Mình ko giỏi về tài chính, nhưng mình ổn và có đủ kinh nghiệm sống trong ngành. Mình đi lên từ sản phẩm cốt, tự tạo nguồn vốn và xây dựng xưởng sản xuất từ nguồn vốn đó, đợi xưởng chắc chắn vững chãi + có lượng khách quen + xây dựng thương hiệu đủ lớn = mình mở nhà hàng, đường dài chậm nhưng chắc, nên sau 3 tháng mình đã hoàn vốn đầu tư vào nhà hàng ban đầu. Vậy nên, nền tảng tài chính rất quan trọng, ko đủ tiền đừng cố làm, nếu đủ tiền mà ko có đủ kiến thức, cũng đừng cố làm lớn, làm trong khả năng và vừa sức, hoặc vừa làm nhỏ vừa học để làm lớn dần lên.

Có những mô hình như hàng lẩu của mình, khó cạnh tranh và khó bắt chước, nhìn thì tưởng dễ, nhưng sâu thẳm trong nó là cả loạt bí mật nằm bên dưới. Ko có sự may mắn nào kéo dài 10 năm, những kiến thức mình chia sẻ nếu bạn đọc hiểu thấu cảm thì chúc mừng bạn, mưa dầm thấm lâu bạn sẽ tìm ra con đường thành công.

Đoàn Diệu Linh

Bạn thích quán này chứ?

505 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

MÌNH MẤT BAO NHIÊU TRƯỚC KHI THÀNH CÔNG TRONG NGÀNH F&B?

Bagua House