Dấu hiệu rõ nhất mà nhiều bạn sẽ nghĩ đến:
– “lỗ mãi thì đóng cửa thôi”
– “Đến khi hết tiền bù lỗ thì đóng cửa thôi”
– “lỗ vốn và không có cách để vực dậy quán thì đóng cửa thôi, bế tắc rồi”
– …
Thực tế nhìn ở góc độ đợi đến lỗ sấp mặt không chịu nổi thì đóng cửa xem như hết vòng đời thương hiệu(quán) thì quá tổn thất.
1 thương hiệu hay 1 quán đều gắn cho mình 1 vòng đời, vòng đời này dài hay ngắn phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của người chủ, có những thương hiệu(quán) tồn tại hơn 30 năm nhưng cũng rất nhiều thương hiệu(quán) không sống quá 3 tháng. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết thương hiệu(quán) sắp hết vòng đời và tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến điều này, lợi ích gì khi chúng ta đo được vòng đời của thương hiệu(quán)?
Cụ thể nếu chúng ta hiểu được vòng đời của thương hiệu (quán), chúng ta có thể nhận biết đâu là ĐIỂM DỪNG, nghĩa là chúng ta sẽ ngưng đầu tư tiền và ngừng hi vọng vào sự tăng trưởng doanh thu của thương hiệu(quán) để từng bước cắt lỗ và tái đầu tư thương hiệu(quán) mới.
Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái, thị trường khó khăn và sức mua giảm, vòng đời của thương hiệu(quán) càng ngắn đi và có thể đã kết thúc mà chúng ta không hay biết. Brian chia sẻ đến bạn 4 tín hiệu không tốt giúp bạn nhận ra tình huống xấu đang diễn ra:
𝟏. 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐬ụ𝐭 𝐠𝐢ả𝐦 𝐥𝐢ê𝐧 𝐭ụ𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟑 – 𝟔 𝐭𝐡á𝐧𝐠 𝐠ầ𝐧 𝐧𝐡ấ𝐭
– Tín hiệu xấu cho thấy nếu quán giảm doanh thu liên tục trong 3 – 6 tháng gần nhất và chưa có dấu hiệu phục hồi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng như vậy như: suy thoái, nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhưng chung quy tất cả những yếu tố (sản phẩm, không gian, dịch vụ, giá cả…) cấu thành nên thương hiệu đang gặp vấn đề, không thể níu chân khách.
𝟐. 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 đạ𝐭 𝐝ướ𝐢 Đ𝐈Ể𝐌 𝐇Ò𝐀 𝐕Ố𝐍
– Đây là 1 tín hiệu rất xấu trong kinh doanh, nghĩa là bạn đang phải gòng lỗ, nếu bạn đang kinh doanh đã từng có lợi nhuận nhưng bây giờ đang lỗ và phải gòng lỗ thì đây là một dấu hiệu cho thấy vòng đời của quán có thể đã kết thúc. Thực tế sẽ có nhiều cách để cải thiện tình hình kinh doanh của quán nhưng nếu là 1 quán đã từng kinh doanh hiệu quả nhưng hiện tại đang dưới điểm hòa vốn thì khá bi đát.
𝟑. Đổ 𝐭𝐢ề𝐧 𝐯à𝐨 𝐦𝐚𝐫𝐤𝐞𝐭𝐢𝐧𝐠 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐭ă𝐧𝐠
– Nhiều anh chị nghĩ marketing là thần thánh, mọi hoạt động kinh doanh gặp vấn đề đều đổ lỗi cho marketing là tác nhân chính cho doanh thu tụt giảm hoặc không tăng trưởng, thực tế marketing giúp thu hút khách hàng về quán, câu chuyện giữ chân được khách hàng phụ thuộc nhiều vào sản phẩm và dịch vụ.
– Nếu bạn đã đổ tiền nhiều vào marketing, khách có đến và doanh thu tăng trong những thời điểm chạy marketing nhưng sau đó, doanh thu quay về mức ban đầu hoặc tiếp tục sụt giảm, đó là dấu hiệu xấu cho thương hiệu (quán) của bạn.
𝟒. 𝐓𝐡ươ𝐧𝐠 𝐡𝐢ệ𝐮 (𝐐𝐮á𝐧) 𝐝í𝐧𝐡 𝐪𝐮á 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐩𝐡ố𝐭
– Khi kinh doanh thì hầu như không thể tránh được phốt, những sai sót trong vận hành quán luôn xảy ra dù nhỏ hay lớn nhưng quá nhiều phốt hoặc phốt quá lớn khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng và không có dấu hiệu phục hồi thì đó mới là vấn đề.
– Mức độ lan tỏa của phốt sẽ tạo nên những thông tin không tốt cho thương hiệu và dần sẽ bị khách hàng từ chối sản phẩm, bên cạnh đó nếu đang kinh doanh sản phẩm dễ bị thay thế thì khả năng vòng đời thương hiệu(quán) sớm kết thúc.
Trên đây là 4 dấu hiệu xấu bổ trợ phần nào cho góc nhìn kinh doanh F&B của chúng ta, thực sự thương hiệu (quán) như đứa con tinh thần do chúng ta tạo nên, việc kết thúc nó mang lại nhiều tiếc nuối nên thường chủ quán sẽ có thói quen gòng lỗ cho đến khi hết gòng nổi mới buông nhưng đôi khi trong kinh doanh chúng ta cần tỉnh táo để bảo toàn nguồn lực.
Chúc các bạn thành công.
Brian Dang