Việc định giá bán sản phẩm trên menu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Chất lượng nguyên liệu.
– Quy mô đầu tư: lớn, nhỏ, sang trọng, bình dân, tầm trung….
– Định giá theo phân khúc khách hàng mục tiêu (low price, middle price, premium price)
Ở đây mình sẽ không đưa ra chi tiết mức % cost trên thành phẩm vì còn phụ thuộc vào các yếu tố trên.
Mình chỉ đề cấp đến những chiến lược giá cho những điểm mấu chốt của sản phẩm:
1. Chiến lược Giá thấp cho sản phẩm đường dẫn:
– Mình biết có nhiều quán chọn những món giá thấp để thu hút khách hàng bước vào, ví dụ như một ly trà sữa 15k hay một ly nước ép 20k. Những món này sẽ giúp khách vào quán dễ dàng hơn, vì giá rẻ mà chất lượng ổn định thì khách sẽ cảm thấy thoải mái thử ngay.
– Nhưng các bạn cũng cần lưu ý là với giá thấp, cost thành phẩm có thể chiếm tới 50-60% nhưng lại giúp quán cạnh tranh mạnh mẽ và thu hút lượng khách đông.
2. Chiến lược giá cho sản phẩm cốt lõi:
– Sản phẩm cốt lõi là món mà bạn muốn khách nhớ đến khi nhắc đến quán mình.
– Ví dụ, nếu quán mình bán cà phê thì chắc chắn món cà phê sữa phải là món chủ lực, giá bán thường nằm ở mức trung bình. Mình sẽ để giá khoảng 30k, không quá cao cũng không quá thấp. Như vậy, khách có thể dễ dàng chọn lựa mà không cảm thấy quá đắt đỏ.
3. Chiến lược giá cho sản phẩm upsell (bán kèm):
Giống như việc khi khách mua một ly trà sữa, mình có thể gợi ý thêm cho khách mua một cái cheese cake với giá 19k (thay vì giá gốc là 29k). Cách này vừa tạo cơ hội để khách mua thêm mà còn giúp quán tăng doanh thu. Nếu khách thích thì có thể mua thêm nữa với giá gốc, nhưng upsell vẫn rất hiệu quả để tăng thêm giá trị đơn hàng.
Mấy bạn biết không, việc định giá sản phẩm trong menu rất quan trọng. Nếu chọn giá hợp lý, khách sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng quyết định gọi món.
Những món bạn muốn khách nhớ đến thì nên định giá sao cho dễ tiếp cận nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho quán. Và một khi khách đã quay lại vì món đó, chắc chắn sẽ quay lại lần nữa, lần ba vì món ngon ấy đấy!
Minh Anh