in

“Chiến lược truyền thông ” HAY “Khủng hoảng truyền thông”

(Theo dòng sự kiện thương hiệu chè “đại chiến” với các chiến thần tóp tóp – nội dung chia sẻ quan điểm cá nhân không có ý đả kích bất kì ai)

– Làm trong ngành F&B nên khi quan sát sự kiện này, Brian thấy có một số anh chị nằm không cũng dính đạn. Qua sự kiện này, Brian muốn chia sẻ ý kiến cá nhân để mọi người có thêm góc nhìn về hoạt động vận hành chuỗi tinh gọn & cẩn thận hơn trong việc chọn lựa cho mình hướng kinh doanh F&B phù hợp.

——————————

Trước khi đi cụ thể chia sẻ ý kiến cá nhân về sự kiện đại chiến này, Brian muốn chia sẻ đến các bạn về mô hình chuỗi kinh doanh đồ ăn vặt (chè).

🔸 Mô hình kinh doanh chè là 1 loại ăn vặt, mô hình này tồn tại nhờ chất lượng sản phẩm đi kèm với giá thành hợp lý, với mô hình này thì dịch vụ (không gian & chăm sóc khách hàng của nhân viên) không quá quan trọng, điều giữ chân khách hàng lại là chất lượng sản phẩm đi kèm với giá cả và nguồn thu chính của mô hình này là mua mang về (take away) & bán hàng qua App công nghệ nên các bạn sẽ thấy có một số điểm bán số lượng bàn ghế phục vụ không nhiều (có những điểm bán doanh thu 1 ngày hơn 20 triệu ~ 700 – 800 ly chè/ ngày)

🔸 Mô hình nhượng quyền thương hiệu này được phát triển và mở rộng dựa trên nền tảng là hệ thống xưởng/ bếp trung tâm – nơi đây hoàn thành khoảng 70% công đoạn sản xuất ra thành phẩm còn 30% công đoạn còn lại sẽ làm tại các cửa hàng nhượng quyền.

Cụ thể: Xưởng sẽ sản xuất nước cốt dừa, các loại topping đóng gói sẵn, nguyên liệu nấu các loại thạch và phân phối đi các cửa hàng, Cửa hàng sẽ dựa vào tiêu chuẩn nguyên vật liệu để bảo quản & sơ chế & nấu và dựa theo công thức món để ra thành phẩm tại cửa hàng.

💠 Thách thức của mô hình này là tăng khối lượng nguyên vật liệu đóng gói tại xưởng sản xuất (công nghiệp hóa) để giảm khối lượng công việc chế biến tại cửa hàng mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm ngon, điều này liên quan đến các loại chè bạn chọn để tối ưu phần sản xuất – hạn chế những sản phẩm đòi hỏi phải nấu nướng & phụ thuộc vào tay nghề của người bếp.

– Mô hình này giúp hệ thống nhanh chóng nhân rộng cửa hàng và đồng bộ chất lượng sản phẩm đầu ra (thực tế vẫn có những sai sót trong khâu chế biến tại cửa hàng nhưng không đáng kể vì những nguyên liệu cốt lõi (nước cốt dừa, các loại topping…) đã được sản xuất tại xưởng nhằm đảm bảo phần linh hồn của thương hiệu.

———————–

QUAY LẠI VỚI CUỘC” ĐẠI CHIẾN”

👉 Khoan nói đến cuộc đại chiến này là có sự sắp đặt (chiến lược truyền thông) hay thực sự là cái p.h.ố.t (khủng hoảng truyền thông) nhưng xét trên phương diện lan tỏa thì Thương Hiệu chè này đạt được thành công về sự quảng bá, khách hàng sẽ đến dùng thử sản phẩm nhiều đa phần vì tò mò.

Nhưng với tâm lý tò mò từ nhiều review tốt xấu trên tóp tóp thì khách hàng sẽ soi nhiều hơn là đến thưởng thức sản phẩm, soi để tìm lỗi, soi để đánh giá & soi để xem những gì tóp tóp review có chính xác (thường thì khi thuê tóp tóp review 100% là review khen nhưng trường hợp này chê nhiều hơn khen)

🔸 Mặt trái của sự quảng bá bất ngờ này là có một bộ phận khách hàng (hoặc chưa phải là khách hàng) họ tẩy chay thương hiệu này khi nhận những thông tin xấu từ nhiều kênh review và cụ thể từ lời nói của người chủ thương hiệu bị cho là coi thường khách hàng. Thực sự đây là cái nguy hiểm nhất trong kinh doanh F&B (thông tin tiêu cực từ đám đông) và đặc biệt cho những bạn đang mua thương hiệu để kinh doanh vì xét theo tâm lý đám đông thì thương hiệu có thể bị tẩy chay tại địa phương mà bạn đang kinh doanh, bạn không phải là người nắm quy trình sản xuất, bạn dễ thất bại trắng tay.

🔹 Nếu đây thực sự là 1 chiến lược truyền thông thì người chủ thương hiệu sẽ phải có động thái “giữ nhóm khách tò mò lại” biến họ thành khách quen, để làm được điều này họ cần thực hiện những bước đi về sản phẩm để chứng tỏ những điều bên đối diện nói là sai sự thật giúp kéo cộng đồng về phía mình hoặc có những hoạt động marketing giữ khách ở lại ngay thời điểm bùng nổ doanh thu vì tò mò.

🔹 Còn nếu đây thực sự “khủng hoảng truyền thông” thì những bước đi tiếp theo của thương hiệu này phải rất cẩn trọng, phải thực sự cầu thị để điều chỉnh những điểm chưa hoàn thiện của sản phẩm để chứng tỏ cho khách hàng thấy sự thay đổi từ việc lắng nghe khách hàng.

Tùy vào quan điểm của mỗi người nhưng riêng Brian, việc đứng lên đôi co với khách hàng về chất lượng sản phẩm/ khẩu vị người dùng là điều không nên và nếu lấy điều đó để làm truyền thông nữa thì con đường chinh phục khách hàng bằng chất lượng sản phẩm chỉ là nói cho có vì thực sự bạn có lắng nghe. Hãy cầu thị và lặng lẽ rút lui nếu cảm thấy điều đó gây hại cho thương hiệu bạn.

” Im lặng là vàng…”

Thực sự xót cho những bạn bị tổn thất từ cuộc đại chiến này…

Brian Dang

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Ceri.ta Coffee & Beer

Cái “LỬA” Trong tổ chức vận hành nhân sự F&B