in

Cho Em Một Lí Do Để Đầu Tư Vào Quán Nhượng Quyền Thương Hiệu

Chào các bác! Em cũng tập toẹ kinh doanh đc chục năm nay rồi. Hồi 2009 học xong ĐH báo chí cái là e bỏ bằng, hàng sáng lên chợ ĐX nhập yến khoai tây, về nhóm than trần khoai làm món ktay chiên cho quán ăn nhỏ của mình – em đã sờ tắt úp nthe đó! Cũng đổ đi bao mẻ k giòn, để tủ đông vẫn hỏng chua, bị thâm dù đã trần qua dấm/muối… Hồi đó chưa nhiều khoai cọng nhập khẩu mà giá rẻ như bây giờ đâu ah!

Chính vì đã từng chưa có kinh nghiệm, đã vất vả và đã vấp ngã, nên e thấy hình thức Nhượng Quyền khá hay:

– Có người chia sẻ với bạn gánh nặng quản lí, đào tạo nhân viên bếp/nhân viên bàn…

– Có nguồn nhập nguyên liệu chuẩn hãng

– Có sẵn công thức pha/ nấu

– Được setup cửa hàng có gu, có tên tuổi luôn k phải mất thời gian tiền bạc “chờ khách biết đến” như mở một quán mới toe..

Nhưng ngoài ra còn ưu điểm nào mà e k nhìn ra nữa k ạ xin các bác chỉ giáo cho e? Bởi vì bên cạnh ưu điểm thì e cũng nhìn thấy kha khá vấn đề. Tạm k dám bàn đến những thương hiệu tiền tỷ như mở quán pizza hay gà rán, những thương hiệu tầm trăm triệu thì nhiều, mấy năm gần đây còn xuất hiện nhiều như nấm những thương hiệu mới toe vào thị trường độ vài ba tháng đã nhượng nhan nhản.

E lấy ví dụ 4 năm gần đây nhất e nghỉ đẻ nằm nhà đã thấy sơ sơ nào là Mỳ Cay 7 cấp độ (lúc họ mở e vừa đẻ xong k ăn đc cay dự định con lớn lớn xíu sẽ đi ăn thử mà sập nhanh quá đến giờ e cũng chưa biết mặt mũi tô mì cay thế nào:))). Xong đến Trà sữa, một loạt Dingtea, royal tràn vào, đi một con phố chục hàng trà sữa k ngoa. Tiếp đó đến cơn lốc trà chanh. Và giờ là sữa chua trân châu…

Em vẫn giữ nguyên quan điểm về các ưu điểm của Nhượng quyền như ở trên. Nhưng còn các vấn đề sau e tổng kết ra được sau khi chứng kiến khá nhiều phi vụ sập nguyên chuỗi 😅

1. Mật độ quán quá nhiều, cùng là hãng trà sữa R mà có cả 2 bên đường Trần Duy Hưng, Ng thị định cũng có 1c, nôm na như kiểu “dẫm vào chân nhau” vậy, chưa kể còn cạnh tranh với thương hiệu khác. Hồi 2010 e cũng thử hỏi nhãn trà sữa F về việc nhượng quán, họ hỏi rất kĩ mở ở khu vực nào, nếu quanh đó đã có quán của họ rồi thì họ k đồng ý nhượng nữa.

2. Có sự tính toán chi tiết khi bắt tay vào làm không? Vì hồi trà chanh rộ lên e có hỏi thử vài nhãn về nhượng quyền thì hầu hết chỉ gửi cho e báo giá gồm tiền phí nhượng tên, phí decor, phí nhập ng.lieu, phí % cắt cho hãng nếu doạn thu đạt bnhiu đó… Còn làm nào để đạt đc doanh thu đó thì k thấy nói🤣 Sơ sơ tầm 150-200/quán trà chanh tuỳ quy mô. Bỏ qua tiền đó, e tính sương sương trà chanh toàn vị trí đẹp mặt phố mặt hồ, rẻ cũng 15-20tr tiền nhà + lương nhân viên điện nước bỏ rẻ 20tr nữa là 40tr, thế là mỗi ngày “vất đi” 18 bàn (2 cốc trà đĩa hướng dương~70k). Mà ngồi tràn ra vỉa hè thì chỉ tối mới đông thôi chứ cả ngày k ai ngồi

3. Mối liên hệ giữa chủ quán và thương hiệu có thật sự gắn kết k? Kiểu thường xuyên hãng training nhân viên, nv nghỉ thì có nguồn nv bù đắp (luân chuyển ở các quán khác đến đc k – như chuỗi nails là làm thế đó ạ). Có đẩy khách hộ k, chạy quảng cáo cho cả chuỗi v.v… Hay là nhượng xong là xong? Nếu thế cái tiền % phải cắt hàng tháng e thấy hơi vô lí. Chẳng khác gì đưa tiền của mình cho ng khác kinh doanh, cắm cổ vào làm, còn phải chia lãi cho họ ạ?😂😂

Chốt hạ, trong phi vụ nhượng quyền e thấy mỗi cty mẹ lãi. Có khi mình k nên lấy lại quán nhượng mà nên lập ra một trend nào đó rồi đi nhượng cho ng khác, phỏng ạ?🤓🤓

Trên đây là các ý kiến của e, e tay ngang kinh doanh nên chỉ có kinh nghiệm chứ k có kiến thức chuyên môn về kinh tế đâu, xin các bác cùng chỉ giáo ạ! 😉

Nguyễn Phương Mai

Bạn thích quán này chứ?

502 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

QUẢN TRỊ RỦI RO (trong việc chăm sóc khách hàng)

Dẹp tiệm ở tuổi 28 – Mình đã đóng cửa tiệm bánh như thế nào?