in

Content F&B – Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

1.  “Chỉ mình mình biết”

Nhiều bạn bán hàng không hề kèm số điện thoại, địa chỉ, menu sản phẩm, giá cả ở trong/cuối bài viết, ở ảnh… Có thể các bạn sợ FB đánh lỗi bán hàng và giảm tương tác? Thì chí ít cũng phải có một vài bài đính kèm chứ? Nhiều khi kéo kéo hàng ki lô mét không thấy thông tin người bán đâu thì khách nào kiên nhẫn được ạ?

2. Mặc kệ khách lạ

Nhiều bạn kể chuyện/bán hàng chỉ cho người quen bạn bè đọc hiểu, người lạ vào kiểu như không được chào đón vậy vì đọc không hiểu gì! 

– Ví dụ bạn kể chuyện “Hồi mới khởi nghiệp hai vợ chồng không có gì, phải blah blah…” —> người lạ biết hai vợ chồng bạn là ai không? Khởi nghiệp nghề gì không? Bạn đang muốn bán hàng/muốn khoe nghề của mình mà, hãy định vị ngay và luôn điều đó từ câu đầu tiên đi ạ!

– Ví dụ bạn bán cafe nhưng đăng cực nhiều ảnh đẹp về các bữa ăn eatclean. Bạn bán trà gạo lứt nhưng lại thi thoảng đá một bài về bảo hiểm —> người lạ vào đọc sẽ bị rối não, không hiểu bạn đang làm gì? Và họ sẽ quay ra đi tìm một người khác say mê pha chế và tâm huyết với quán cafe để thưởng thức để học hỏi. Cũng như đi tìm một bà bán gạo lứt khác “chuyên nghiệp” hơn để có thể thoả mãn được những điều họ còn băn khoăn.

Hãy luôn nhắc đi nhắc lại về việc tôi là ai, tôi đang làm gì/tôi mong muốn gì, nếu được hãy khoe khéo luôn sản phẩm của tôi như thế nào nữa luôn thì càng tốt. 

3. Cà kê buôn chuyện quá đà

Mọi người thường nghĩ thế là gần gũi thân thiện, câu like… Những bài share báo chí, group nọ kia hóng phốt sẽ làm loãng FB bạn. Những bài kể chuyện anh hàng xóm, chị đồng nghiệp, ông chú họ… sẽ đem lại cho bạn lượt like và tương tác cao, nhưng có ra đơn hay không thì chưa chắc vì khách sẽ quên mất là bạn đang bán gì rồi!

Thay vào đó, nếu giỏi kể chuyện, hãy khéo léo bẻ lái về lại sản phẩm mà bạn đang bán nhé!

4. Lỗi tiêu cực

Lỗi này siêu nhiều bạn mắc phải. Hầu hết là do vô ý.

– Ví dụ bạn nói về lớp học online yoga, nhưng lại mở đầu lê thê rằng “Ôi dịch bệnh chán quá các bác ạ, không được đi dạy ở trung tâm nên em mở lớp online nha bác nào hứng thú không ạ?” —> Mở đầu câu chuyện bằng dịch bệnh vô hình chung nhắc mọi người “phải nhớ” về tình hình dịch căng thẳng, về những khó khăn mà họ đang đối mặt trong cuộc sống và sắp tới đây! Liệu ai còn tâm trạng mà học yoga nữa ạ? Đó là còn chưa nói đến việc cách viết khiến cho người đọc cảm thấy bạn mở lớp cho vui, không tâm huyết, hết dịch là ngừng!

– Ví dụ bạn muốn nói về chất lượng sản phẩm của mình bằng cách “Các chỗ khác người ta bán quẩy toàn bằng dầu mỡ cũ, riêng nhà mình là dầu mới dầu xịn các bạn ạ!” —> Không bao giờ chọn cách “dìm” người khác xuống để nâng mình lên như thế này nha, bạn sẽ trở nên xấu xí trong mắt rất nhiều người đó! Thay vì nói đến đối thủ, hãy chỉ tập trung vào chính sản phẩm của mình!!

5. Đao to búa lớn

Nhiều bạn khá “tham chi tiết”. Kể câu chuyện khởi nghiệp dài như tờ sớ 30 tết với 7749 khó khăn. Hay thể hiện mình là “chuyên gia” trong lĩnh vực mình đang kinh doanh bằng cách bê hết kiến thức vào trong một bài viết.

– Ví dụ bạn kể chuyện bán món lòng và cách làm lòng, tả mùi hôi của lòng khiến cả nhà phải bịt mũi làm hàng… Vậy ấn tượng của khách về món ăn đó có gì ngoài… tưởng tượng về mùi hôi không ạ? Họ có cần biết cách làm lòng không?

– Ví dụ bạn chia sẻ cách chọn một chùm đèn hợp phong thuỷ nhà, chia sẻ cách chọn hoa quả tươi ngon… nhưng cứ trần trụi như một bài kiến thức Google thì có khách nào trầm trồ ố á với những kiến thức đó không ạ? 

Giải pháp là hãy bóc tách nhỏ ra, mỗi bài chỉ nói về một khía cạnh, nhưng nên nói sâu và kèm câu chuyện gắn với nó sẽ khiến khách đọc thấy hấp dẫn, gần gũi, đồng cảm hơn đó ạ.

Bạn có mắc lỗi nào trong những lỗi trên không?

Nguyễn Phương Mai

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chiến Lược Cạnh Tranh Khéo Léo Giúp Quán Cơm Tấm Có Khách

C.Jin Cafe