in

Định giá sản phẩm như thế nào để thu về lợi nhuận trung bình mỗi đồ uống?

Mình thì không bao giờ tính điểm hòa vốn hay lợi nhuận dựa trên % cost, vì nó thay đổi liên tục, sai số cao và dễ khiến cho chủ đầu tư ngộ nhận sai. Nhiều người cứ nghĩ % cost càng thấp thì càng tốt, với mình thì mình quan tâm thu về lợi nhuận mỗi đồ càng cao càng tốt, còn cái % cost không phải cứ thấp là tốt. Hầu như khách nào vào quán họ cũng chỉ gọi có 1 đồ, nếu khách uống cốc café 20k, cost là 4k chiếm 20%, ta thu lãi 16k, còn uống cốc sinh tố bơ giá 30k, cost là 10k chiếm 33% nhưng lại thu lãi đến 20k. Nếu 1 tháng thay vì bán 1000 cốc café để % cost được thấp thì mình mong bán 1000 cốc sinh tố bơ hơn, % cost là 33% nhưng thu lời nhiều hơn 4tr.

Vì vậy khi xây dựng công thức, bảng cost, các bạn chỉ cần đặt ra chỉ tiêu là khoảng cost đồ uống của mình từ bao nhiêu tiền đến bao nhiêu tiền, còn % cost thì không cần và cách định giá sản phẩm mình sẽ hướng dẫn cũng ko sử dụng đến % cost.

– Đầu tiên các bạn chia menu của mình ra thành các mốc giá bán khác nhau. VD: Giá bán 20 – 35k thì có 4 mốc 20k, 25k, 30k, 35k.

– Tiếp theo các bạn đặt ra mức cost cao nhất cho sản phẩm đại trà của bạn, sản phẩm đại trà của mô hình café là món café nâu, mô hình trà sữa là hồng trà sữa, mô hình trà chanh là trà chanh, mô hình sữa chua trân châu là sữa chua trân châu.

VD: Mô hình của mình là quán café, món café nâu mình sẽ đặt cho nó mức cost là không quá 5k (về sau mình sẽ chọn loại café + sữa đặc để cost không bao giờ quá 5k).

– Tiếp theo các bạn nghiên cứu ví dụ của mình để hiểu cách làm (hơi toán 1 tí).

VD: Giá bán 20 – 35k, cốc café nâu cost ko quá 5k, mỗi đồ lãi TB là 19.250đ (vẫn theo ví dụ ở bài trước).

Có 4 mốc giá bán, với mỗi mốc thì tiền cost sẽ không được quá:

+ Mốc đầu tiên là 20k tương ứng với cost 5k => Chỉ lãi 15k (Thiếu 4.250đ).

+ Mốc thứ 2 là 25k, mà mong muốn lãi 19.250đ => cost tối đa là 5.750đ.

+ Mốc thứ 3 là 30k, bù thêm 2.250đ cho mốc 1 nên phải lãi 19.250 + 2.250 = 21.500đ => cost tối đa là 8.500đ.

+ Mốc cuối là 35k, bù 4.250đ cho mốc 1 nên phải lãi 19.250 + 4.250 = 23.500đ => cost tối đa là 11.500đ.

Như vậy menu của các bạn, cost đồ uống không được có món vượt quá 11.500đ.

Đến đây chỉ cần các bạn tiếp nhận bảng cost từ bên đội setup menu, thì có thể định ra giá bán phù hợp.

+ Các món cost dưới 5.000đ thì sẽ bán 20k

+ Các món cost từ 5.000đ – 5.750đ thì sẽ bán 25k

+ Các món cost từ 5.750đ – 8.500đ thì sẽ bán 30k

+ Các món cost từ 8.500đ – 11.500đ thì sẽ bán 35k

+ Lưu ý, giá bán cũng tuân theo thị trường, ví dụ món chanh leo thường bán đắt hơn chanh tươi, mặc dù 2 món này cost đều không quá 5k thì ta vẫn có thể bán chanh tươi 20k, chanh leo 25k.

Như vậy kể cả khi các món 20k không đủ lãi 19.250đ thì cũng sẽ có các món 30k và 35k bù lãi, nên khi bán hàng thực tế thì lợi nhuận mỗi đồ uống sẽ luôn ở mức thấp nhất là 19.250đ, kể cả có sai thì cũng là mình được lãi nhiều hơn con số 19.250đ (sai số luôn có lợi cho chủ đầu tư).

Với cách xây dựng giá bán này, chúng ta chỉ cần quan sát trên phần mềm, mỗi ngày bán được bao nhiêu sản phẩm là có thể đoán được mình có đang lãi hay ko, mà không cần quan tâm đến % cost so với doanh thu.

——–

Công Dũng Đỗ

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Nhà Bên Sông

Viết cho các bạn có ý định mua quán sang nhượng