in

Viết cho các bạn có ý định mua quán sang nhượng

Cơ bản đến 99% người chủ nhượng quán vì nói thẳng ra là đang làm ko hiệu quả về mặt tài chính.

1. Mình từng mua quán => Giá chủ rao 120 triệu, mình lấy lại 80 triệu, sau khi setup được 6 tháng, cashflow về đều 15-20tr/tháng (ko phải quản lý trực tiếp)

Mình cũng từng mua quán => Giá chủ rao 120 triệu, mình mua lại 28 triệu, sau khi set up xong 3 tháng, à mà không có sau đó, vì sau 3 tháng thì cắt lỗ bán lại 20 triệu

Kinh nghiệm trước khi mua quán, bạn cần phải nắm rõ một số điều

2. Phân tích tâm lý:

+Sức ép của người bán = Cần phải bán sớm vì sẽ có nhiều lý do, trong đó thường sẽ là kỳ hạn đóng tiền nhà kế tiếp…

+Sức ép của người mua = Sợ mình ko mua thì người khách sẽ nhảy vào mua tranh mất…

Kinh nghiệm là cứ từ từ. Lần nào mua vội mình cũng mất tiền. Không mua thì có thể qua cơ hội đó nhưng ít nhất là không mất tiền. Dẫn đến cái thứ 2 => Vị thế

3. Giao dịch FAIR: Vị thế đúng tạo giao dịch fair. Khi bạn sợ người khác mua mất, bạn sẽ bị FOMO. Kỹ thuật để làm bạn FOMO thì nhiều lắm, mình từng bán quán nên ko lạ gì mấy cái này.

Anyway, với tư cách là người mua, khi bạn điềm tĩnh, bạn mới deal được giá tốt. Vì xét 2 sức ép ở phần 1 => Sức ép bên bán thường mạnh hơn. Cứ từ từ khoai sẽ nhừ. Mà khoai không nhừ thì tìm khoai khác…

4. Đừng nghe, hãy check: Phần lớn lý do đưa ra bán quán đều vớ vỉn. “Quán đông khách lắm nhưng mình dự định chuyển vào Sài Gòn nên” => Đến check xem đông ko? “Quán đang có lãi nhưng…” À mà không có nhưng đâu, các lý do đưa ra chủ yếu để che đậy sự thật là phần lớn các quán đang nhượng đều LỖ nhé

5. Đúng tâm thế: Thế nên khi mua đừng kỳ vọng vào “nhiều khách quen”, đừng kỳ vọng vào “quán đang lãi”, hãy làm với tâm thế “Quán đang lỗ và mình xem thử có cửa hàng đưa quán này thoát lỗ và có lãi hay không”. Tâm thế đúng để cố gắng hết sức, mà khoai quá thì bỏ, đừng kỳ vọng…

6. Sửa sửa sang sang: Check xem nếu mình vực lại thì cần phải sửa sang gì, bổ sung gì: Có nhiều quán sang nhượng rẻ nhưng tiền đập vào xây dựng lại quá tội thì của rẻ mà của ôi… Túm lại là ít sửa sang là tốt nhất.

7. Check hợp đồng thuê: Chưa kể là hãy check thêm xem hợp đồng nhà còn bao lâu và chủ nhà có chấp nhận được chủ cũ sang nhượng hợp đồng thuê sang người thuê mới là mình hay không. Cái này quan trọng cực, vì nhiều hợp đồng thuê không có điều khoản sang nhượng đâu, trong trường hợp đó phải ký lại nhé…

8. Gặp chủ nhà: Hãy gặp bằng được chủ nhà, done kỹ càng phần sang nhượng/ký lại HĐ trước khi xuống cọc. Còn cọc là bạn còn cầm đằng chuôi. Xã hội người tốt nhiều nhưng người xấu cũng không ít, cẩn thận là hơn cả. PS thêm là khi gặp chủ nhà hãy xin xỏ giảm giá thuê, vì chủ nhà cũng biết là kinh doanh khó khăn thì quán mới bị sang

9. Bắt đầu từ số Âm hay số 0: Đừng quá mong chờ vào tệp khách trung thành đang có sẵn của quán hay những sản phẩm đang có của quán. Những thứ này đang có vấn đề thì quán mới phải sang. Thế nên nếu giữ nguyên mọi thứ thì hãy xác định là bắt đầu từ số ÂM. Còn muốn bắt đầu từ số 0 thì hãy thay món, thay brand và làm plan marketing mới cho nó lành.

10. Tư duy ngược: Hơi khù khoằm một tý nhưng mà người nhượng cho mình càng giỏi thì càng khoai nhé. Vì nếu họ giỏi, họ đã làm tốt hết, từ vận hành đến món đến marketing mà họ vẫn phải nhượng chứng tỏ miếng này chát chúa lắm… Liệu tình hình ko bằng người ta thì thôi cho lành.

Rất nhiều hàng quán sang nhượng với mức giá chỉ bằng 1/3, thậm chí 1/5 so với khoản tiền nếu như bạn tự bỏ ra đầu tư từ đầu. Nhưng đừng kỳ vọng quá, hãy hiểu rằng quán đã bị sang nhượng nghĩa là nó đang tồn tại cực nhiều vấn đề. Trừ phi bạn có thể fix được all các vấn đề đó, thì may ra mới có kèo ngon.

Thế nên “ngon” hay ko phụ thuộc vào bạn là chủ yếu nhé.

Hoang Tung

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Định giá sản phẩm như thế nào để thu về lợi nhuận trung bình mỗi đồ uống?

9 Điều Chúng Ta Có Thể Học Được Từ Các Quán Đông Khách