in

Làm Gì Để Tăng Lợi Nhuận Khi Doanh Thu Đã Đạt Cực Đỉnh?

Câu trả lời – là tối ưu hoá chi phí (theo sách vở là vậy). Còn hiểu đơn giản hơn là “Giảm chi”. Giảm chi khác không chi, khác chi keo kiệt, khác chi khó khăn. Vậy để hoạch toán chi phí một cách tốt nhất bạn vui lòng đưa nó vào một khung chi phí gồm những gì? Những gì phải chi của bạn có những thứ bị động và chủ động.

1. Bị động

Bị động thì không do mình quyết định. Ví dụ: chi phí mặt bằng. Cái này chỉ tăng chứ không có giảm. Nên tối ưu hoá chi phí này hơi khó hoặc không thể. Nếu có chỉ là cách share mặt bằng. Với các thương hiệu tạm được trở lên thì trong đầu họ không có suy nghĩ này. Nên tạm bỏ nó qua. – Thuế: thuế khoán thì tối ưu ngay từ đầu. Thuế báo cáo theo quý thì việc này của kế toán.

2. Chủ động

Trước khi dài dòng ở mục chủ động thì nhưng ai đang có menu dài dòng, lai láng thì không nên đọc phần này. Đỡ đau lòng.

+ Sữa chữa và bảo trì: chi phí này thường chiếm 10-15% doanh thu. Cố gắng đừng cho nó đi xa lắm. Ai có tư tưởng nhìn gì cũng thích và nhìn đâu cũng muốn sửa thì cố đưa mình vào cái khung này. Đừng vượt qua nó sẽ đưa bạn đi thật xa. Trước khi muốn mua cái gì, sửa cái gì thì vui lòng nhìn vào túi tiền. Nếu thứ muốn làm vượt qua túi tiền thì cố mà nhịn các tháng tiếp theo ở mục này để sử dụng cho tháng mình muốn. Còn ai muốn tiết kiệm luôn khoản này cũng được. Nhưng yên tâm đến lúc cần xài đến thì chắc chắn ko nằm ở 10-15%. Mà thậm chí gấp 10 lần. Máy móc cũng giống con người. Lâu ko bảo trì thì đến lúc vứt chứ ko cần sửa.

+ Quỹ lương: chi phí này tối ưu được. Nhiều người suy nghĩ không lẽ đuổi bớt nhân viên rồi đến lúc đông khách lại tuyển dụng để đào tạo lại. Mất công lắm. Xin thưa không cần đuổi hay bớt. Chỉ cần xếp ca khéo một tí là được. Nếu chi phí quỹ lương là M thì tháng đông khách sẽ là M+1 ( 1 = tiền thưởng hoặc target ) Lấy ví dụ: lương cơ bản là 18k + target 30 triệu/ngày thưởng 10% doanh thu chia đều nhân viên trong ca của ngày đó . Đồng nghĩa với việc nếu bán ế doanh thu thấp thì họ không trả số target kia mà chỉ trả 18k/h. Đôi bên cùng có lợi.

Thêm một cách giảm quỹ lương vào mùa thấp điểm đó là giảm nhân viên trong 1 ca. Duy trì ở mức đủ vận hành. Sẽ không nhân viên nào bỏ việc vì tháng này làm ít đi 5 công hay 7 công. Mỗi nhân viên bớt đi 7 công thì 5 nhân viên bạn chỉ cần trả 4. Trong khi bạn vẫn có 5 quân. Vẫn tăng ca được khi cần. Cách này áp dụng cho mùa vắng khách thấp điểm. Áp dụng dài dài thì nhân viên đập no đòn. Không ai cứu.

+ Internet, điện, nước: không ai đi trả giá với nhà nước. Cái này đúng. Cố gắng đóng cước 6 tháng để nó tặng 1 tháng( ví dụ vậy ) Nhiều người nghĩ không bao nhiêu nhưng cộng nhiều cái không bao nhiêu vào nó sẽ ra cái nhiều. Điện nước vào mùa ế tự khắc nó ít lại. Nói vậy không có nghĩa là vắng khách thì tắt đèn tắt máy lạnh. Xin thưa bóng đèn không tốn bao nhiêu điện đâu, nên nhìn vào thứ gì hao điện nhiều nhất hãy tiết kiệm một cách khoa học. Ví dụ: tủ mát, máy pha cafe, máy lạnh… đó là những thiết bị nhai điện nhiều nhất. Nên đừng dại dột suốt ngày canh tắt bớt đèn mà ko thèm quan tâm tới cái khác. Chỉ cần tiết kiệm được cái máy lạnh thì bạn cho bật 20-30 cái đèn cũng được. Không sao cả. Nên tiết chế điện nước sẽ giúp bạn tăng được lợi nhuận một cách kha khá.

+ Dụng cụ quầy bar: mục này nên cho chiếm 2-3% doanh thu. Nếu muốn thay cái gì đó tốt nhất nên bán cái cũ đã rồi hãy mua cái mới. Khi mua cái gì thì nên tính kĩ về mức tiện dụng và độ mau hư của nó. Đừng để thường xuyên thay hoặc bảo trì. Tháng nào lậm chi ở mục này thì vui lòng nhịn chi vào những tháng tiếp theo. Cố gắng không vượt quá 5% doanh thu. Mức đầu tư ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng đến mục này.

+ Nguyên vật liệu : Những ai đang có cái menu dài loằng ngoằng thì thật tai hại. Nếu menu dài dòng đó mà bán mỗi món 1 ngày vài chục ly thì không sao, nhưng món đó bán mỗi ngày 2 ly hay 5 ly thì vô tình bạn đang bị tồn kho vào thứ không đem đến lợi nhuận. Menu ngắn gọn làm sao để 1 loại nguyên liệu có thể ra được nhiều món nhất thì sẽ lợi cho bạn rất nhiều. Cố gắng mua sỉ tất cả nguyên liệu: tức mua số lượng lớn. Vậy để mua số lượng lớn vậy cần phải bán nhiều, muốn bán nhiều thì cần tối ưu menu, đọc lên trên. Giá nguyên liệu sỉ và lẻ lệch nhau đến 20%. Chỉ cần tối ưu được menu để làm sao sử dụng 1 loại nguyên liệu một cách nhiều nhất thì bạn tiết kiệm được 20% chi phí mua nguyên liệu. Vì nguyên liệu chiếm 15-20% giá nước. Nếu vượt qua số này thì nên xem lại. Tiếu kiệm được 20% chi phí nhập nguyên liệu tức bạn đã giảm được 4% cost. Đồng nghĩa với lợi nhuận tăng thêm 4% nếu các mục khác không đổi. Việc tồn kho lớn dẫn đến việc date và chôn vốn: 2 thứ này giải quyết bằng việc tối ưu hoá menu. Để đi hàng một cách nhanh nhất.

…. còn nữa

+ Thuế

+ Chi phí ngoại giao

+ Quảng cáo maketing

+ Văn phòng phẩm

+ Tài sản cố định khấu hao

+ Vệ sinh

+ …

Các bạn càng chia nhỏ chi phí sẽ càng tối ưu tốt chi phí. Sẽ tăng được lợi nhuận đáng kể khi không thể tăng doanh thu thêm nữa hoặc doanh thu đã max.

Eric Dang

Bạn thích quán này chứ?

353 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Project. YAMA

Nhà của Nếp