in

Mình Là Một Người Mù Quáng Trước Các Cơ Hội Kinh Doanh

Mình tự nhận bản thân là 1 người nghiện công việc, đam mê với tiền và mù quáng với các cơ hội kinh doanh.

Trong suốt nhiều năm kinh doanh, mình luôn cảm thấy hứng thú và bị lôi cuốn với bất cứ cơ hội hay sản phẩm nào có thể tạo thành 1 mô hình kinh doanh. Nó như 1 liều doping hạng nặng với mình vậy. Khi bắt gặp bất kì 1 sản phẩm, 1 idea nào hấp dẫn, mình đều flash thinking tới độ vẽ ra trong đầu một business plan hoàn chỉnh từ A-Z (thậm chí có lúc còn đang trong lúc bế con). Mọi dây thần kinh được vận dụng hết cỡ để mọi ý tưởng được hiện ra một cách chân thật nhất.

Nhưng sự mù quáng không phải nằm ở việc mình bắt sóng quá nhanh với các cơ hội có thể kiếm ra tiền mà là ở cách mình “vẽ vời” ra mô hình đó.

Khi có trong đầu 1 idea mới, mình luôn làm đủ các bước cần thiết:

– Research thị trường

– Hỏi ý kiến người thân

– Check lại nguồn lực tài chính

Nhưng sau nhiều lần thì mình biết, đôi khi vì quá ham thích một idea, mà các bước sau đó mình làm để lên kế hoạch đều được “làm cho có” và “nắn lại” cho phù hợp với idea ban đầu. Và khi thất bại, đương nhiên, mình sẽ “đổ lỗi cho những yếu tố khác” bởi “các bước đều đã làm đủ thì có thất bại chỉ có thể do yếu tố khách quan thôi” 😤😤. Mình đã không chịu thừa nhận một điều là: Khả năng multitask không quá xuất chúng nhưng lại cho ra đời nhiều brand mới trong khi các brand hiện tại còn chưa đủ vững vàng chính là điều khiến các business của mình bị fail. Nói đến đây, chắc nhiều bạn cũng thấy bị giống mình nhỉ 😂😂.

Và lý do mà mình hay “bao biện” cho việc “điên cuồng” tìm kiếm và bắt đầu một business mới thường là:

– Brand cũ làm tốt rồi -> phải có brand mới để phát triển hệ thống

– Brand cũ làm chưa tốt -> phải có brand mới để sửa chữa những lỗi sai đó.

Nhưng thực tế, một mô hình làm tốt hay chưa tốt thì đều cần 1 quá trình dài để nhận định được độ bền vững và các giá trị mang lại, chứ không chỉ đơn giản là nhìn vào tài chính.

“Thất bại là mẹ của thành công” -> Với mình câu nói này chỉ đúng 1/3.

Thất bại chỉ cho bạn hai điều:

1. Vã thẳng vào mặt bạn những mất mát về tài chính

2. Vã thẳng vào cái tôi của bạn khi thiên hạ cho bạn những bàn tán xung quanh 1 hình tượng “trông” thì giỏi giang ấy thế mà…

Còn để từ những thất bại mà giúp bạn có được thành công sau đó thì câu chuyện còn rất dài. Nếu bạn đã từng như mình hoặc đang như vậy mà chưa thoát ra nổi sự “mù quáng” thì hãy bắt đầu với những việc này:

Đầu tiên: Hãy thừa nhận những gì mình làm sai

Rằng bạn đã đi đường tắt quá nhiều và start-up quá nhanh. Lý do thì vô vàn nhưng hãy thừa nhận đi: Thành công và thất bại đều đi chung trên 1 con đường, và người quyết định là bạn. Để biết mình sai ở đâu, hãy bắt đầu bằng câu hỏi: “Tại sao mình lại bắt đầu làm việc này?” -> Hãy đi từ nguồn gốc và động lực -> Tới kế hoạch, sự triển khai -> Các kết quả để biết chính xác mình đã làm gì và đã fail như nào?

Tiếp đó: Đánh giá lại sự ảnh hưởng của “thất bại” đó đến cuộc sống của bạn?

Là nó lấy đi của bạn hết vốn liếng tiết kiệm.

Là nó đã “tặng” thêm cho bạn những khoản nợ trên đầu

Hay là những gánh nặng về tâm lý và nhân sự.

Nó ảnh hưởng, can thiệp bao nhiêu % đến cuộc sống của bạn? Ghim nó lại để biết được về tài chính và về tinh thần cú nổ đó to bé ntn với sức lực của bạn.

Cuối cùng: Hiểu được mình là ai?

Bạn cần phải tự nhìn nhận ra rằng bạn có phù hợp để phát triển cơ hội đó/ bán sản phẩm đó hay không? Điều này không nhằm mục đích tự chế giễu bản thân hay phủ định trực giác và niềm tin hay đam mê của bạn. Nhưng bạn cần làm điều đó là để xác định được rõ thế mạnh và những nguồn lực bạn đang có phù hợp để kinh doanh thứ gì hơn. Để sau đó, bạn không bước nhầm vào một thị trường không phù hợp nữa!

Và luôn nhớ: Dù thành công thường đến từ việc chớp nhanh thời cơ nhưng không phải cơ hội nào cũng dành cho bạn!

Hãy dành thời gian để tĩnh tâm lại, phân tích rõ ràng cơ hội, khả năng thành công là bao nhiêu %? Nguồn lực và khả năng của bạn phù hợp bao nhiêu %? Rủi ro là gì? Chiến lược sẽ đi ra làm sao? Đừng bao giờ nóng vội chạy theo mọi cơ hội khi chưa thực sự ngồi xuống nhìn nhận.

“Sai lầm không đáng sợ, đáng sợ là sai lầm vô ích”. Một câu nói rất hay của Bill Gates để nhắc nhở cả bản thân mình và những bạn làm kinh doanh như mình là: thất bại là điều không tránh khỏi với dân kinh doanh, start-up nhưng thất bại quá nhanh và quá nhiều thì hãy xem lại mình có đang mù quáng trước các cơ hội kinh doanh hay không nhé!

Chúc mọi người đầu tuần vui vẻ nha..!

Trang Bông

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

MINGO Coffee

Kinh nghiệm quản lý kho, kiểm soát hàng tồn hàng huỷ