in

“MUA 1 TẶNG 1”: CHIÊU THỨC ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BẰNG TỪ “MIỄN PHÍ”!

Ai trong chúng ta chắc hẳn không ít lần bị thu hút bởi những quảng cáo “mua 1 tặng 1” đầy hấp dẫn. Đằng sau hai chữ “miễn phí” tưởng chừng như vô hại là cả một nghệ thuật tâm lý trong bán lẻ, ngay cả các thương hiệu lớn cũng áp dụng. Nhưng liệu những gì chúng ta nhận được có thực sự là món hời?

——–

👉 Ma lực tâm lý từ chữ “Miễn phí”

Chiến thuật “mua 1 tặng 1” đã có từ hơn một thế kỷ trước, khởi nguồn từ những quảng cáo nhắm vào phụ nữ trên các tờ báo. Khi đó, nhà bán lẻ gộp chi phí của hai sản phẩm vào giá của món đầu tiên. Hiện tượng tâm lý “zero price effect” (hiệu ứng giá bằng không) giải thích vì sao chữ “miễn phí” khiến chúng ta cảm thấy khó cưỡng. Người tiêu dùng thường bị thôi thúc mạnh mẽ trước cơ hội nhận được thứ gì đó mà không phải trả thêm tiền, dù giá trị thực có thể không như mong đợi.

👉 Chiến thuật đằng chữ “Miễn phí”

Thực chất, “mua 1 tặng 1” không chỉ để thu hút khách hàng mà còn là cách xử lý hàng tồn kho hoặc sản phẩm cận date hiệu quả. Thay vì giảm giá trực tiếp 50%, việc khuyến mãi kiểu này giúp nhà bán lẻ vừa tăng doanh số, vừa duy trì hình ảnh sản phẩm.

Trong ngành bán lẻ cũng hay áp dụng: ví dụ Một lô quần jeans giá nhập 200.000 đồng/chiếc được bán lẻ 1 triệu đồng. Nếu giảm giá 50%, họ chỉ thu về 300.000 đồng lợi nhuận cho mỗi chiếc. Nhưng khi áp dụng “mua 1 tặng 1”, tổng lợi nhuận vẫn là 300.000 đồng, đồng thời bán được hai sản phẩm thay vì một.

Các thương hiệu lớn như Burger King và MyPillow đã minh chứng rõ nét cho chiến thuật này. Burger King từng bị chỉ trích vì tăng giá sản phẩm trước khi áp dụng khuyến mãi, khiến “mua 1 tặng 1” trở thành trò lừa tinh vi. Tương tự, trường hợp của MyPillow cũng không mấy khả quan khi quảng bá khuyến mãi rầm rộ nhưng thực chất giá mỗi sản phẩm đã được đẩy lên gấp đôi.

👉 Khuyến mãi thật sự hay “cạm bẫy giá trị”?

Người tiêu dùng cần tỉnh táo với những chương trình “mua 1 tặng 1” và đặt câu hỏi: “Giá trị thật sự là gì?”. Phải chăng giá của sản phẩm đầu đã được nâng lên để bù đắp cho chi phí quà tặng?

Một ví dụ tại Việt Nam là các chương trình khuyến mãi dịp Tết của những thương hiệu bánh kẹo. Một hộp bánh kèm quà tặng thường có giá cao hơn đôi chút so với việc mua từng món riêng lẻ. Tuy nhiên, nhờ hiệu ứng tâm lý, khách hàng vẫn bị thu hút bởi cảm giác “lời” khi có quà miễn phí.

=====

Chiến thuật “mua 1 tặng 1” có thể giúp tăng doanh thu, nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng khéo léo. Vậy nên trước khi các chủ quán áp dụng công việc kinh doanh của mình hãy cân nhắc:

– Xác định rõ mục tiêu: Xử lý hàng tồn kho, gia tăng trải nghiệm khách hàng hay nâng cao doanh số.

– Đảm bảo sản phẩm đủ chất lượng để giữ lòng tin từ khách hàng.

– Minh bạch trong cách định giá để tránh mất uy tín.

=> “Miễn phí” luôn có giá của nó. Người tiêu dùng thông minh cần hiểu rõ giá trị mình nhận được, còn chủ quán cần biết tận dụng khuyến mãi để tạo lợi thế mà không đánh đổi sự trung thành của khách hàng.

F&B Việt Nam

Bạn thích quán này chứ?

98 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TREEBEE LÀNG HOA

NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẦN XEM XÉT KHI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG TRONG NGÀNH F&B