in

QUẢN LÝ BẢN THÂN ĐỂ QUẢN LÝ CỬA HÀNG

Các chủ quán đã bao giờ nghĩ rằng, cửa hàng của mình hoạt động không tốt, nhân viên không chủ động trong công việc. Nhân sự quán thì bị động, thậm chí chủ ở của hàng mà nhân viên vẫn ngồi chơi. Không những thế khi sai việc vẫn chậm chạp. Ai cũng mong muốn nhân viên quán mình phải ngoan hiền, có trách nhiệm. Ai cũng ngưỡng mộ nhân viên chuỗi này giỏi, nhân viên chuỗi kia ngoan hiền chịu khó, có trách nhiệm trong công việc. Nhưng đã bao giờ các bạn nghĩ rằng toàn bộ các nguyên nhân dẫn đến sự “HỖN ĐỘN” đó đều xuất phát từ bản thân mình mà ra không?

Thời xưa Khổng Tử cũng có 1 câu vô cùng thấm nhuần “Tu thân – Tề gia – Lập nghiệp – Bình thiên hạ”. Câu này có nghĩa muốn làm việc lớn trước hết ta phải tu tâm dưỡng tính trước.

1. Quản lý cách sống (Sống thực dụng, không giả tạo, không sống hai mặt)

Bất cứ người sếp nào cũng cần phải có tính chính trực, có như vậy bản thân mới tạo ra được sân chơi cho nhân viên một cách công tâm nhất, thiết thực nhất và đầy tính cạnh tranh, giúp ích cho công việc.

Bạn cứ ngẫm thử xem, khi bản thân là chủ của hàng mà hay nói xấu đối tác, nói xấu nhân viên kia hoặc đại loại như vậy thì đồng nghĩa với việc nhân viên của bạn cũng chỉ còn lại những con người giống bạn. Họ sẽ thích nịnh bợ và nói xấu sau lưng. Những ai chính trực sẽ không chịu đựng được cuộc sống đó, họ sẽ tìm môi trường làm việc khác phù hợp hơn cho bản thân mình.

2. Quản lý sự cầu toàn

Vấn đề này có rất nhiều chủ của hàng mắc phải, nhất là các chủ quán nào luôn ở trong cửa hàng để kiêm nhiệm các công việc. Điều này dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng và nó từng bước dẫn cửa hàng của bạn đi xuống vực sâu không lối thoát.

Bạn ngẫm thử xem nhé, khi bạn là chủ nhưng có thể pha chế đồ uống tốt thì khách chỉ muốn bạn pha thôi. Cứ nhân viên pha là khách bảo không bằng bạn pha. Từ đó bạn mang tâm lý rằng nhân viên ai làm cũng không ưng ý bạn cả. Và mọi chuyện rắc rối cũng sẽ bắt nguồn từ đây. Làm chủ mà giỏi cả chuyên môn là một điều cực kỳ hữu ích nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải bao quát được, phải biết nhìn người để giao việc, có như vậy cửa hàng của bạn mới phát triển.

Vậy làm sao để quản lý được sự cầu toàn này? Cũng không khó đâu, bạn hãy quan tâm đến mục tiêu, kết quả thay vì nhìn vào cách làm. Hãy quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân viên và bàn giao công việc, trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân.

3. Quản lý việc đưa ra quyết định

Khi bạn đã có những chính kiến của bản thân, có định hướng và theo tư duy logic của bản thân thì đừng để những ý kiến xung quanh làm lu mờ đi chính kiến đó của bạn. Để rồi nó gây ra sự lãng phí thời gian và có kết cục “đẽo cày giữa đường”.

Để làm được điều đó thì những quyết định của bạn phải có cơ sở, dựa theo cơ sở thu thập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu, so sánh, đánh giá rồi kiểm chứng trước khi đưa ra quyết định.

4. Quản lý sự chủ động

Cái này các bạn hiểu rằng chúng ta luôn luôn cần chủ động trong mọi công việc, phải có kế hoạch, lên dự định, hoạch định thành file văn bản trước khi làm.

Cơ hội phát triển đến với ta là một phần nhờ sự may mắn nhưng chín phần còn lại là nhờ sự chủ động trong công việc.

5. Quản lý thói quen của bản thân

Ai cũng đều có điểm mạnh riêng của mình và yếu điểm tồn tại. Hãy cố gắng phát triển mạnh ưu điểm để làm lợi thế phát triển, song song với việc học hỏi để khắc phục bản thân. Nếu các bạn chỉ chăm chăm vào việc khắc phục bản thân do bị người này bảo thế nọ, người kia bảo thế kia, thì rồi thời gian không đợi chúng ta đâu. Chúng ta sinh ra không phải để làm hài lòng ai hết, người khác có hiểu mình sai đi chăng nữa thì ta vẫn là ta. Hãy kiên định để phát triển điểm mạnh của mình.

6. Quản lý thời gian của người khác

Hãy học cách dùng thời gian và trí tuệ của người khác để phục vụ cho hoài bão của mình. Đừng mải miết làm một mình để rồi nếu có làm được thì thời gian nó cũng đã trôi qua rồi. Các bạn hãy áp dụng triệt để điều này vào quản lý quán.

Ví dụ: Thay vì bạn ngồi ngẫm nghĩ nghiên cứu một mình làm sao để quy trình vận hành quán được tối ưu hóa hơn, thì bạn chỉ cần đưa ra cuộc thi cho nhân viên quán. Nhân viên nào có đề xuất cải tiến công việc, giúp tăng tốc độ, tăng chất lượng dịch vụ lên hay cải thiện những yếu điểm nào đó sẽ được thưởng chẳng hạn.

7. Quản lý sự lạc quan

Hãy vứt cái suy nghĩ tiêu cực của bạn đi, chỉ để lại suy nghĩ tích cực. Cũng giống như việc khi ta muốn làm thì cố gắng còn không muốn làm sẽ tìm lý do vậy. Chỉ có tích cực mới mang lại cho ta giá trị tinh thần, cảm hứng và lý trí để hăng say làm việc thôi.

8. Quản lý sự khác biệt

Mỗi chúng ta đều có sự khác biệt, không ai là bản sao của ai cả.

Và cũng chính vì vậy các bạn cũng xây dựng cho cửa hàng mình một văn hóa phục vụ riêng. Hãy mang lại giá trị cho khách hàng đến với ta là vì ta chứ không vì giống ai khác, từ đó mới ghi điểm đích thực trong lòng khách hàng.

9. Quản lý sự thay đổi

Dẫu cho bạn có muốn sao đi chăng nữa thì thời gian vẫn cứ trôi, sự vật quanh ta cũng đều thay đổi theo thời gian đó. Chính vì thế bạn cũng cần phải thay đổi cho cửa hàng mình hợp thời hợp cảnh.

Michael Tuyen

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

MỞ NHẠC TRONG QUÁN CÀ PHÊ/NHÀ HÀNG, HÃY MỞ CÓ CHỦ ĐÍCH

ChillHouse