in

“Tam Trụ” Trong Kinh Doanh F&B

(𝑛𝑔ườ𝑖 𝑚𝑢ố𝑛 𝑘ℎở𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝐹&𝐵 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑛ê𝑛 𝑏ỏ 𝑞𝑢𝑎)

– Em thích trà sữa, em muốn kinh doanh trà sữa vì em nghĩ nó dễ làm và cũng là sở thích của em, em có đam mê và quyết tâm thực hiện nó, với niềm đam mê mãnh liệt, sự chịu thương chịu khó em tin em sẽ thành công, em kiếm 1 mặt bằng gần nhà tầm 500m để tiện di chuyển vào những giờ thấp điểm có thể về nhà ngủ. Sau 2 tháng em đã đóng cửa, em chợt nhận ra nơi em mở có quá nhiều đối thủ cạnh tranh bán rẻ hơn em, lâu đời hơn em và em thất bại sau 1 thời gian dài gòng lỗ cụt vốn.

– Em có mặt bằng nhà, em thích bún đậu vì em có 1 tình yêu mãnh liệt với mắm tôm, mẹ em làm bún đậu ngon lắm đặc biệt là tóp mỡ giòn giòn – bao xịn, cả dòng họ ăn ai cũng khen ngon, em tin với chất lượng tuyệt vời từ bàn tay lão luyện lành nghề nội trợ bếp gia đình của mẹ em sẽ chinh phục được mọi thực khách khó tính. Và em mở quán tại mặt bằng nhà, sau 3 tháng em đóng cửa vì ế, em chợt nhận ra mặt bằng nhà em ít người qua lại, có 1 lượng khách nhỏ tới ăn, ai cũng khen ngon nhưng không quay lại có thể do giá em bán giá cao mà dân ở khu này lại dân lao động thu nhập trung bình thấp. Trước đây, em tin sản phẩm chỉ cần ngon là khách ăn sẽ quay lại nhưng thực tế thì không phải vậy. em tiêu rồi…

🔸 Trên là 2 ví dụ phổ biến mà các bạn kinh doanh F&B hay gặp phải đó là làm theo sở thích của mình, làm theo sở thích không sai vì điều đó giúp mình tâm huyết hơn với sản phẩm, mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu các bạn không xác định rõ ràng cho mình 3 yếu tố mấu chốt khi khởi nghiệp F&B (Brian hãy gọi là “Tam Trụ” trong kinh doanh F&B) thì tỷ lệ thất bại luôn rất cao.

👉 Đó là Sản phẩm – Khách hàng mục tiêu – Vị Trí kinh doanh: 3 trụ này yếu tố nào xuất hiện trước đều được nhưng phải hoàn thiện đầy đủ 3 cái thì tỷ lệ thành công sẽ tăng lên:

𝟏. 𝐒Ả𝐍 𝐏𝐇Ẩ𝐌: (xuất phát từ sản phẩm)

🔸Bạn có sở thích nấu ăn, bạn đặc biệt thích 1 món nào đó và bạn muốn dồn hết tâm huyết vào món đó để mở quán vậy bước tiếp theo bạn cần làm là xác định khách hàng mục tiêu cho sản phẩm bạn dự định làm:

– họ là ai?

– nghề nghiệp là gì?

– sinh sống & làm việc ở đâu?

– Thu nhập trung bình bao nhiêu?

– khả năng chi trả cho 1 bữa ăn/ uống?

– Thói quen ăn uống như thế nào?

👉 Khi bạn xác định được chân dung khách hàng mục tiêu khi đó bạn bắt đầu tìm kiếm mặt bằng ở vị trí có đông khách hàng mục tiêu của bạn nhất. Ở giai đoạn kinh doanh hiện tại việc mở 1 điểm kinh doanh ở mặt tiền hay trong hẻm/ ngõ điều đó tuỳ thuộc vào việc bạn xác định mô hình kinh doanh và chi phí thuê mà bạn có thể chi trả cho mặt bằng nhưng dù ở trạng thái nào thì vị trí mặt bằng phải nằm trong khu vực đông khách hàng mục tiêu.

Vậy nếu từ đầu bạn không xác định được chân dung khách hàng mục tiêu kéo theo chọn vị trí mặt bằng theo cảm tính thì khả năng thất bại cao.

𝟐. 𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆 𝐍𝐇À (xuất phát từ vị trí kinh doanh)

🔸 Nếu bạn có sẵn mặt bằng nhà và muốn kinh doanh F&B thì điều đầu tiên bạn cần là xác định khách hàng tiềm năng trong khu vực kinh doanh nghĩa là bạn cần xác định xem đặc tính khách hàng xung quanh mặt bằng là những loại nào: sinh viên, học sinh, văn phòng, công nhân, dân cư địa phương… cũng giống như việc xác định khách hàng mục tiêu bạn cần khảo sát thêm các mô hình phổ biến trong khu vực để xác định nhu cầu thị trường. Có 2 cách tiếp cận thị trường khi bạn có sẵn mặt bằng:

💠 Cách 1: chọn sản phẩm ngách để xâm nhập thị trường khi bạn đã xác định được khách hàng tiềm năng của khu vực, cách này là 1 thách thức cho giai đoạn đầu mở bán vì bạn chưa thể xác định được nhu cầu thực sự của thị trường, bạn có thể đóng cửa sau 1-2 tháng nếu không giữ chân được khách hàng sau khi dùng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thành công trong việc giữ chân khách hàng, bạn sẽ không có đối thủ và là tượng đài của khu vực bạn đang kinh doanh.

💠 Cách 2: chọn sản phẩm thông dụng trong khu vực( nhiều người bán và nhiều người mua), khi quyết định chọn sản phẩm thông dụng trong khu vực để mở bán, bạn cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và năng lực nội tại của chính bạn, hãy trả lời các câu hỏi:

– Bạn lấy gì để cạnh tranh với đối thủ?

– Sản phẩm bạn có j đặc biệt tạo nên sự lưu luyến cho khách hàng đến quán?

– Bạn nhắm bạn có thể lấy được bao nhiêu khách từ các đối thủ trong khu vực? với lượng khách này bạn có đủ duy trì quán và có lợi nhuận?

👉 Với cách 2 này bạn sẽ dễ dàng có được khách hàng trong các ngày khai trương nhưng sau khai trương thì phụ thuộc vào câu trả lời cho các câu hỏi trên.

Ngoài việc xác định khách hàng tiềm năng & chọn sản phẩm để xâm nhập thị trường, bạn cần xác định lại lợi thế vị trí của mặt bằng: mặt bằng bị khuất, hẻm cụt, khó tìm, ít người qua lại, nằm trong khu biệt lập, lượng dân cư ít… là những tiêu chí xấu cần tránh, nếu bạn đang sở hữu 1 mặt bằng nhà như vậy thì bạn nên cân nhắc mở quán.cân nhắc mở quán.

𝟑. 𝐊𝐇Á𝐂𝐇 𝐇À𝐍𝐆 𝐌Ụ𝐂 𝐓𝐈Ê𝐔 (xuất phát từ nhu cầu thị trường)

🔸 Bạn chưa định hình được sản phẩm, chưa xác định được vị trí kinh doanh, bạn chỉ đang nhìn thấy 1 nhóm khách hàng tiềm năng trong 1 khu vực nhiều cơ hội kinh doanh, vậy bạn phải bắt đầu như thế nào?

👉 Bạn cần xác định nhu cầu đang thiếu của nhóm khách hàng tiềm năng đó và chọn sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng này, tiếp theo là tìm kiếm mặt bằng phụ hợp với nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh như mục 1 xuất phát từ sản phẩm.

Ví dụ: bạn nhìn thấy tiềm năng ở khu vực vùng ven ở các thành phố lớn, nơi đây mọi gia đình có điều kiện kinh kế di chuyển về đây sinh sống để tránh những thứ ồn ào của trung tâm, tuy nhiên ở các khu vực này thiếu nhiều mô hình F&B xứng đáng để họ chi tiền, các thương hiệu lớn họ tập trung ở các trung tâm nhiều hơn ra các vùng ven hoạt động, bạn nhìn thấy nhu cầu chi tiền của nhóm khách hàng này và bạn chọn lựa sản phẩm để phục vụ nhu cầu đang thiếu thốn của họ. Bước tiếp theo là vị trí kinh doanh thuận tiện để họ dễ dàng đến quán trải nghiệm & mua mang về hoặc đặt ship.

——————–

Khi bạn xây dựng đủ & đúng “Tam trụ” thì tỷ lệ thành công trong kinh doanh F&B của bạn sẽ tăng lên, ngoài ra còn nhiều yếu tố khách cấu thành nên sự thành công của 1 thượng hiệu sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, marketing… Nhưng hãy xác định & xây dựng “tam trụ” đầu tiên khi mở quán nhé.

Chúc các bạn thành công.

Brian Dang

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Mắm

indigo