1. Trong những năm qua, tình hình kinh doanh của chúng ta có đang đi lùi? Có tiến có lùi hay lùi nhưng cố làm cho những người xung quanh thấy mình đang tiến.
2. Chúng ta có đang loay hoay trong định hướng phát triển hệ thống? nhiều khi nghĩ lại chẳng biết mình đang như thế nào và làm gì tiếp theo, mọi thứ cảm thấy mông lung.
3. Những chiến lược chúng ta tạo ra trong thời gian vừa qua có thực sự hiệu quả? Thực sự chúng ta có đang xây dựng chiến lược phát triển cho hệ thống không hay đang thả trôi thuận theo tự nhiên hay đi theo những cái vô bổ rồi nhìn lại thấy không biết mình đang làm gì.
4. Đội ngũ nhân sự của chúng ta có nâng cấp được năng lực? có giỏi hơn không, có đóng góp nhiều hơn hay vẫn vậy theo năm tháng, vẫn là những tư duy cũ và lối mòn.
5. Bản thân chúng ta có nâng cấp được năng lực cá nhân? Vẫn vậy hay đi thụt lùi, có quyết liệt thay đổi 1 điều gì đó trong hệ thống mà chúng ta xem đó là yếu tố sống còn của hệ thống.
6. …vân…vân… và mây mây…
Nếu những câu trả lời cho những câu hỏi trên đa phần là không tốt, thì NĂNG LỰC NỘI TẠI của chính bạn & hệ thống bạn đang gặp nhiều vấn đề.
𝐕Ì 𝐒𝐀𝐎 𝐏𝐇Ả𝐈 𝐓Í𝐂𝐇 𝐋Ũ𝐘 𝐍Ộ𝐈 𝐓Ạ𝐈?
– Ngày nay mọi người làm việc hay bị cuốn theo xu hướng của mạng xã hội. Yếu tố này tác động rất nhiều đến tư duy của chính chúng ta trong suy nghĩ là mọi thứ phải nhanh, thật nhanh nếu không sẽ bị bắt kịp, bắt chước và bị đối thủ vượt mặt.
Chính tâm lý này tạo nên hệ lụy:
1 là chúng ta sẽ cực kỳ ảo tưởng sức mạnh của bản thân khi có được một số thành công nhỏ, đôi khi được cộng đồng mạng tung hô khiến bản thân ảo tưởng hơn.
2 là tự ti khi thấy thị trường đi quá nhanh, chúng ta không bắt kịp được xu hướng và sợ bị vượt mặt.
Những hệ lụy trên khiến tư duy chúng ta bị thay đổi và chạy theo các thành tựu ngắn hạn như việc mở cửa hàng liên tục và nhanh chóng để chứng tỏ năng lực của hệ thống hay phải chạy theo xu hướng thị trường để bắt trend thật nhanh trong khi nội tại thì yếu.
𝐕Ậ𝐘 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐍Ộ𝐈 𝐓Ạ𝐈 𝐂Ủ𝐀 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐈Ệ𝐏 𝐅&𝐁 𝐋À 𝐆Ì?
Năng lực nội tại của hệ thống dựa trên các yếu tố cơ bản:
𝟏. 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐒Ả𝐍 𝐏𝐇Ẩ𝐌:
Bộ sản phẩm cần độ mạnh về chất lượng hơn là mạnh về trend, sản phẩm tạo độ dính với khách hàng, ăn/ uống sẽ thích/ ghiền tạo nên tần suất quay lại quán nhiều hơn.
Xây dựng cho mình bộ sản phẩm có những lợi thế về nguyên vật liệu (NVL giá rẻ hơn thị trường, NVL không đại trà trên thị trường…) để tạo nên thế vững chắc cho sản phẩm thay gì chạy theo trend ngắn hạn để thu hút khách hàng ngắn hạn, với chuỗi cần lối đi riêng về sản phẩm và xây dựng thế độc tôn.
𝟐. 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐂𝐎𝐍 𝐍𝐆ƯỜ𝐈:
Sức ì của nhân sự trong tổ chức: chúng ta: nhìn lại xem trong những năm qua nhân sự chúng ta đã phát triển và nâng cấp được những gì hay vẫn ì ra đó, vẫn không thay đổi về chất lượng, càng ngày càng trì trệ và tư duy lối mòn, từ chối những cái mới, lười suy nghĩ và lười thay đổi & bản thân chúng ta có đang rơi vào trạng thái đó.
Chúng ta có đang sống trong 1 cái kén nhỏ và tự tung hô/ chấn an rằng mọi thứ vẫn ổn, mọi người xung quanh cũng đang giống chúng ta.
Bây giờ & sau này hệ thống khó tồn tại khi đội ngũ nhân sự vận hành rơi vào trạng thái ì & ngại thay đổi, ì ạch, không chủ động nâng cấp năng lực hoặc thiếu tính mới trong quản trị con người của người đứng đầu.
𝟑. 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐌Ô 𝐇Ì𝐍𝐇 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇:
Sự linh hoạt mô hình kinh doanh & nguồn thu để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường hoặc tối ưu về chi phí. Chúng ta hay bị tư duy cũ gây ảnh hưởng đến phát triển mô hình kinh doanh của hệ thống.
ví dụ: sản phẩm này buộc phải bán tại chỗ mới hiệu quả, bán mang về hoặc App sẽ không hiệu quả.
𝟒. 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐂Ô𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐇Ệ:
Công nghệ gần như xâm chiếm tất cả mọi lĩnh vực nhưng riêng F&B vẫn còn rất chậm. Vì vậy, hệ thống nào đi tiên phong về công nghệ sẽ có chỗ đứng trong thời gian tới, phải thích nghi dần với việc ứng dụng công nghệ trong bán hàng & vận hành hệ thống.
Data của khách hàng là nguồn tài nguyên vô tận để khai thác doanh thu nếu biết sử dụng đúng cách.
𝐋À𝐌 𝐒𝐀𝐎 ĐỂ 𝐓Í𝐂𝐇 𝐋Ũ𝐘 𝐍Ộ𝐈 𝐓Ạ𝐈 𝐇𝐈Ệ𝐔 𝐐𝐔Ả?
𝟏. 𝐓Í𝐂𝐇 𝐋Ũ𝐘 𝐍Ộ𝐈 𝐓Ạ𝐈 𝐒Ả𝐍 𝐏𝐇Ẩ𝐌:
Thay vì chạy theo những xu hướng của thị trường, hãy nghiêm túc đào sâu vào tiểu tiết của sản phẩm hiện tại để nâng cấp chất lượng vượt trội nhưng giá thành cạnh tranh. Quá trình này cần am hiểu về sản phẩm và phân tích sâu đặc tính sản phẩm, mở thêm những nhánh mới của sản phẩm trong tương lai để tạo nên cấu trúc nhóm sản phẩm cũ & mới chất lượng.
𝟐. 𝐓Í𝐂𝐇 𝐋Ũ𝐘 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐂𝐎𝐍 𝐍𝐆ƯỜ𝐈:
Nâng cấp tư duy nhân sự bằng những cái mới: vai trò mới, nhiệm vụ mới, mục tiêu mới và quyết liệt để thay đổi.
Quyêt liệt đào thải những nhân sự đang bị sức ì làm trì trệ hệ thống, làm mất đoàn kết nội bộ và tư duy tiêu cực.
Tạo điều kiện nâng cấp nhân sự có năng lực và đón làn gió mới ở các vị trí cao từ thị trường thay vì chỉ tập trung vào nâng cấp nhân sự cũ.
Mạnh dạn thay đổi tư duy và nâng cấp bản thân, chấp nhận sai sửa.
𝟑. Đ𝐀 𝐃Ạ𝐍𝐆 𝐇Ó𝐀 𝐌Ô 𝐇Ì𝐍𝐇 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇
Tự xây dựng nhiều mô hình kinh doanh để thử nghiệm và đánh giá năng lực hệ thống từ đó rút ra mô hình hiệu quả theo đặc tính của từng thị trường, từng khu vực, từng vùng.
Hãy cố gắng tích lũy cho mình những kinh nghiệm giá trị thông qua đa dạng hóa mô hình kinh doanh.
𝟒. 𝐓Í𝐂𝐇 𝐋Ũ𝐘 𝐍Ă𝐍𝐆 𝐋Ự𝐂 𝐂Ô𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐇Ệ:
Hãy chủ động đi tiên phong về mảng công nghệ và đầu tư nghiêm túc về nó, mảng này đầu tư tốn rất nhiều tiền, nếu bản thân chúng ta không tự nhìn nhận đúng tầm ảnh hưởng của công nghệ trong tương lai, chúng ta sẽ mãi là người đi sau, đã có những người đi trước ném đá dò đường, chúng ta có thể học tập họ và làm hiệu quả hơn trong thời gian tới hoặc ít nhất cũng làm được như họ.
𝐏𝐇Ầ𝐍 𝐊Ế𝐓: với sự ảnh hưởng quá mạnh từ mạng xã hội ngày nay đã làm cho con người trở nên rối loạn về thông tin và định hướng, mọi thứ đang trở nên quá nhanh và quá vội vã. Hãy bình tĩnh và chậm lại, nghiêm túc đầu tư chất xám & tiền của vào 4 điểm ở trên, Brian chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công và hãy kiên trì với mục tiêu dài hạn bằng cách hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn.
“ĐỪNG TRÔNG CHỜ VÀO KẾT QUẢ NGẮN HẠN ĐỂ TỒN TẠI DÀI HẠN”
Brian Dang