in

Cách Trình Bày Giá Trên Menu

Ghé một quán bùn bò, bạn nhân viên phục vụ lịch sự nhẹ nhàng đặt menu gọi món lên bàn. Nhìn vào thấy ngay dòng chữ: “Phản hồi góp ý về quán 090….”, phần cuối trang có quét mã QR Code để khiếu nại. Tôi hiểu vì sao các nhân viên ở đây có thái độ phục vụ rất tốt.

Vào các quán ăn tôi rất thường xuyên quan sát cách trình bày món ăn và giá cả trên menu. Nhân tiện chia sẽ thêm về tâm lý học trình bày giá cả trên thực đơn nếu bạn đang kinh doanh ăn uống:

1. Khi trình bày hãy tránh sử dụng đơn vị tiền tệ như VNĐ, đồng hay USD. Giá đi kèm với đơn vị tiền tệ trên thực đơn sẽ khiến khách hàng chi tiêu ít hơn so với không có đơn vị.

2. Thu gọn 3 số 0 (.000) thay thế bằng ký hiệu K (nghìn) như thực đơn của quán bún bò này khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ 33k sẽ thấy dễ chi tiêu hơn là 33.000 VNĐ. Hoặc bạn có thể ghi chú dòng trên cùng là: “đơn vị tính 1.000 đồng” sau đó trình bày giá bên dưới cho từng món ăn sẽ chỉ là con số.

3. Thực đơn này ghi giá trước, mô tả món ăn sau sẽ khiến khách hàng không thoải mái. Nên ghi giá phía sau mô tả thức ăn. Đồng thời không nên ghi giá quá nỗi bật vừa tô màu đỏ vừa font chữ to sẽ khiến khách hàng chỉ chú ý đến giá mà không quan tâm nhiều đến mô tả món ăn.

4. Về thứ tự món ăn nên đặt giá cao nhất trên cùng, tiếp theo phía dưới sẽ giảm dần. Điều này khiến khách hàng cảm thấy các món còn lại trông có vẻ thấp hơn.

5. Bố cục món nào bán có lãi nhất nên xếp ở góc trên cùng bên phải của thực đơn vì thực khách thường nhìn vào đó đầu tiên (trường hợp thực đơn trình bày khổ dọc). Nếu trình bày khổ ngang thì khách hàng thường nhìn vào đầu trang nhưng ở phần giữa chứ không ưu tiên nhìn 2 bên cạnh.

Trình bày về giá cũng là một nghệ thuật, tận dụng tâm lý hành vi khách hàng triệt để nhằm tối đa hóa thúc đẩy hành vi mua hàng của khách.

Sưu tầm: Kiến Thức Kinh Tế.

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Yếu tố SEASONAL và câu chuyện truyền thông đa phần làm chưa tới của ngành F&B

Cà Phê Cây Mận