in

Cafe Ông Bầu: có thực sự đang làm không tốt & mất phương hướng?

(Bài viết nêu lên quan điểm cá nhân qua góc nhìn của Brian, bạn nào có ý kiến khác thì cùng thảo luận nhé)

Brian thấy có nhiều anh / chị đánh giá cafe Ông Bầu (OB) không cao từ concept, sản phẩm, không gian đến cách vận hành và phát triển thị trường. Brian đã ghé qua 3 mô hình của OB: Quán tự phục vụ, Quán phục vụ tại bàn, Điểm bán take away. Và dưới đây là quan điểm cá nhân của Brian về hệ thống café OB, chắc sẽ góp 1 phần gì đó nho nhỏ cho các bạn tham khảo về 1 mô hình kinh doanh đang HOT ở thời điểm hiện tại.

Nhìn từ góc độ F&B:

Trong giai đoạn hiện tại, café Ông Bầu xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi:

1. “Cafe Thật, Sống Thật” – slogan

OB sử dụng hình ảnh của 3 ông bầu bóng đá Bầu Đức (HAGL), Bầu Thắng (Đồng Tâm), Bầu Hải (Nutifood) kết hợp để xây dựng café OB & dựa trên nền tảng những người yêu bóng đá. Với slogan “Cafe thật, sống thật”

  • Cafe Thật: lấy danh dự của bản thân cam kết về việc “làm sạch, làm tốt từ lúc trồng, thu hoạch cho đến chế biến”
  • Sống Thật: thể hiện một phần tính cách của Bầu Đức trong cách làm bóng đá (tận tâm, thẳng thắng, quyết liệt) và chắc hẵn ai cũng biết rõ đóng góp của Bầu Đức dành cho nền Bóng Đá VN trong những năm trở lại đây. Brian tin chắc Bầu Đức là hình tượng được rất nhiều người yêu Bóng Đá Việt Nam ngưỡng mộ (trong đó có Brian)

Với chiến lược dùng hình ảnh của 3 ông bầu (nhân hiệu) & trích 1.000 VND cho mỗi ly café bán ra góp vào Quỹ Phát Triển Tài Năng Việt để phục vụ những mục đích cộng đồng như hỗ trợ trẻ em nghèo, tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, … tạo nên tiếng vang rất lớn trên thị trường về mặt truyền thông.

Những người yêu bóng đá & tin tưởng 3 ông bầu sẽ ủng hộ café Ông Bầu.

2. Chiến lược giá cho sản phẩm cafe

Cafe đá: 16k & Cafe sữa đá: 18k áp dụng cho mọi mô hình kinh doanh của OB (quán & take away)

  • Đây là mức giá không quá cao và cũng không quá thấp. Với mức giá này, café OB có thể tiếp cận với rất nhiều đối tượng khách hàng (Sinh viên, Công nhân, dân văn phòng…) đặc biệt những KH yêu bóng đá.
  • Nếu các bạn dạo qua một số quán gần khu dân văn phòng / khu sinh viên, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quán của OB được đầu tư về vị trí và không gian cực tốt không thua kém những thương hiệu lớn nhưng ly café cũng chỉ 16k – đây chắc có lẽ là điều mà chỉ mỗi café OB làm vì kinh doanh kiểu vậy sẽ khó có lợi nhuận – tính theo quy mô cửa hàng, mặt bằng, chi phí vân hành.

Cafe OB ổn định & có chất lượng: lần đầu tiên Brian được uống 1 ly café đá với giá 16k trong 1 quán có vị trí đẹp, mặt tiền đường Điện Biên Phủ với dung tích ly tầm 400ml và rất nhiều nước cốt café, ít đá (những bạn không uống quen café với lượng café đó có thể bị say). Mà vị thì theo cảm nhận cũng bình thường (không ngon cũng không dở), café là loạn Gu, đôi khi không hợp Gu với Brian nhưng hợp Gu với nhiều người.

Với chiến lược này, café OB sẽ nhanh chóng phổ biến sản phẩm café 16k & 18k đến mọi tầng lớp của xã hội.

3. Chiến lược điểm bán theo đặc tính của khách hàng mục tiêu

Hiện tại OB đang có 3 loại hình:

  • Quán phục vụ tại bàn: order tại bàn, có trà đá đi kèm – phục vụ ly thủy tinh là chủ yếu.
  • Quán tự phục vụ: Order tại quầy, có thẻ rung nhận nước, nước lọc uống kèm tự lấy – phục vụ 100% ly nhựa.
  • Điểm take away / cửa hàng nhỏ: các quầy hoặc xe, phục vụ 100% ly nhựa.

Căn cứ vào 3 mô hình trên, có thể thấy OB khảo sát khách hàng mục tiêu trong khu vực rất kỹ. Tùy vào từng đặc tính của khách hàng trong khu vực đó mà triển khai mô hình phù hợp để đáp ứng nhu cầu KH – điều này ít khi xuất hiện ở các chuỗi F&B khác vì có thể gây rối cho quy trình vận hành chuỗi.

Ví dụ:

  • Gần các khu vực dân văn phòng & công trình thi công, OB triển khai mô hình Quán tự Phục vụ.
  • Đối với các khu vực là chung cư, khu dân cư, OB triển khai mô hình phục vụ order tại bàn.

Nếu các bạn để ý, OB khéo léo trong việc sử dụng các loại bàn ghế phù hợp cho những nhóm đối tượng khác nhau theo quán / khu vực (khu vực sinh viên: quán trang bị thêm bàn dài phù hợp cho hoạt động nhóm học tập & làm việc)

Các điểm take away OB: đặc tính mô hình này là di động, sẽ không ở cố định 1 chỗ khi không có khách. Các bạn nào bán take away chắc chắn sẽ hiểu rằng nếu điểm bán ko có khách thì sẽ di chuyển sang điểm khác vì vậy trên thị trường xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh như coffee bike, coffee booth, xe bán cafe lưu động… nên đối với mô hình take away của OB cũng như vậy. Bạn dễ dàng thấy hôm nay có mai quay lại mất tiêu.

Điểm đặc biệt của mô hình take away OB là NHẬN DIỆN TỐT ( Tông vàng chủ đạo: Quầy vàng, dù vàng, nhân viên mặc áo vàng, standee trưng bày sản phẩm to… ) rất ấn tượng cho KH và dễ gây chú ý.

Cửa hàng nhỏ OB: Brian nghĩ OB đang fail ở mô hình này: fail về đầu tư, nhân diện và số lượng sản phẩm bán ra.

Chiến lược đằng sau con số 10.000 quán vào năm 2022 & nông trường Phước An (800 hecta tại Đắk Lắk) – cà phê chuẩn UTZ

Trong 3 ông bầu cùng xây dựng café, có bầu Hải ( Chủ tịch Nutifood) – Nutifood là công ty Sữa nằm trong top 3 công ty sữa lớn nhất Việt Nam với hệ thống điểm bán bao phủ khắp cả nước và là 1 công ty FMCG (mặt hàng tiêu dùng nhanh)

Đối với các công ty FMCG, 3 yếu tố quan trong nhất quyết định sự thành bại của 1 thương hiệu là Product (sản phẩm) & Distribution (độ bảo phủ) và A wareness (nhận diện thương hiệu).

Ráp 3 yếu tố trên vào mô hình kinh doanh của cafe OB (F&B) các bạn sẽ thấy rõ 3 điểm này:

  • Product: sản phẩm cafe sạch, chất lượng, giá tốt (làm sạch, làm tốt từ lúc trồng, thu hoạch cho đến chế biến)
  • Distribution: 10.000 điểm bán trong 2022 (tốc độ mở thêm cửa hàng nhanh nhất so với các mô hình F&B hiện tại)
  • A wareness: Nhận diên thương hiệu tại thị trường cực kỳ tốt, tăng mức đó trial sản phẩm café OB.

Và với 800 hecta ở Đắk Lắk & hơn ngàn hecta thuộc sở hữu của HAGL phù hợp với trồng café chất lượng thì con đường trồng café chỉ để phục vụ cho 10.000 cửa hàng là khá nhỏ bé.

Khi độ nhận diện thượng hiệu đã lớn mạnh & độ bao phủ của cửa hàng café OB rộng khắp cả nước. Thì MỤC TIÊU THỰC SỰ của OB sẽ là gia nhập thị vào thị trường FMCG với các sản phẩm cafe bột, hạt, hòa tan, cafe sữa, … với 1 hệ thống phân phối hàng chục ngàn điểm bán trên cả nước của Nutifood. Sản phẩm thương hiệu OB sẽ nhanh chóng phủ thị trường bán lẻ (Tạp hóa, Tạp hóa sữa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi) chỉ bằng 1 cái “búng tay”.

Điều này là cái mà những thượng hiệu đình đám trong thị trường cafe như: HL và TCH muốn nhưng chưa có được. Theo Brian biết thì HL cũng có đội ngũ sales mở rộng sản phẩm café đóng gói nhưng chưa mang lại hiệu quả.

Lúc này OB sẽ là đối thủ trực tiếp đe dọa thị phần của Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe…

Điều này cũng giải thích cho lý do Ông Lớn Vinamilk cũng muốn gia nhập thị trường F&B bằng thương hiệu Hi-café.

Vậy có nên nhượng quyền Cafe Ông Bầu thời điểm hiện tại?

Theo quan điểm của Brian thì hiện tại nhượng quyền OB KHÁ RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ vì một số điểm sau:

  • Mô hình kinh doanh còn mới chưa đánh giá được mức độ lợi nhuận thực tế của điểm bán (đặc biệt là điểm Take away)
  • Mô hình kinh doanh đồng bộ giá trên menu cho tất cả mô hình kinh doanh sẽ là trở ngại rất lớn cho những nhà đầu tư bỏ nhiều chi phí đầu tư quán lớn – đây được xem là 1 thách thức không nhỏ.
  • Mức độ nhận diện về thương hiệu là có nhưng đang trong quá trình thâm nhập thị trường, chưa thực sự ổn định vì điều này bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy có những quán OB rất đông khách và những quán rất vắng.
  • Chưa định hình được sản phẩm cốt lõi: café OB có thực sự phù hợp với nhiều người? có thực sự hợp Gu – câu trả lời cần thêm 1 khoảng thời gian ít nhất 1 năm nữa.
  • Một thương hiệu để tồn tại và phát triển cần ít nhất 3 năm để định hình & khẳng định thương hiệu.

Nguồn: Brian Dang

Bạn thích quán này chứ?

505 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gourmet Pizza

BetoNabe