in

Các bước đào tạo nhân viên phục vụ bàn chuyên nghiệp

#1 Lập kế hoạch chi tiết nội dung đào tạo

Kế hoạch đào tạo bao gồm các vấn đề sau:

  • Kiến thức về thực đơn, cách tư vấn cho khách
  • Khu vực mỗi bộ phận, số bàn cần phục vụ
  • Làm sạch khu phục vụ khách, công trình phụ và những công việc ngoài lề
  • Chào đón khách hàng (cử chỉ, nụ cười, câu nói, hành động…)
  • Sử dụng máy order, cách đặt đơn và chuyển sang bộ phận bếp…
  • Những vấn đề liên quan đến khách hàng
  • Làm sạch lại đồ dùng
  • Báo cáo bán hàng vào cuối ca
  • Nội quy của quán cà phê, nhà hàng

#2 Kèm cặp và theo sát

Dù cho nhân viên có xuất sắc đến mấy nhưng khi bắt tay vào công việc mới cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ và sai sót. Hãy lưu ý với họ cách nói chuyện tư vấn cho khách hàng, nhịp điệu, khuôn mặt, giọng nói…

Tuy nhiên, không có nghĩa là tạo áp lực cho họ mà cần khéo léo và tinh tế nhìn nhận, đôn đốc nhắc nhở nhân viên mới.

#3 Giải đáp thắc mắc

Đừng ngại trả lời những câu hỏi ngây ngô từ người mới, hãy trả lời thật lịch sự thay vì theo cách giáo huấn. Hãy nhắc nhở họ nếu như có những câu hỏi tương tự nhau và cũng để họ tự tìm tòi và học hỏi về công việc. Sau khi trả lời xong, bạn cũng có thể hỏi lại họ để kiểm tra những gì họ nắm được.

#4 Đặt câu hỏi

Đây là cách tốt nhất để bạn nhật định khả năng tiếp thu của họ. Ví dụ: Bạn có thể yêu cầu nhân viên mô tả một món ăn, đồ uống bất kỳ trong thực đơn, nếu như họ chưa nắm được, hãy chỉ lại cho họ chính xác để họ nhớ.

Đôi khi những cuộc hỏi đáp như thế này có thể diễn ra ngẫu nhiên một thời gian bất kỳ để họ không kịp chuẩn bị gì.

#5 Thực hành

Hãy đặt nhân viên mới vào môi trường cụ thể, thực tế để xem họ phản ứng nhanh chậm ở mỗi tình huống ra sao. Lý thuyết và thực hành khác nhau khá dài, không nên chỉ giảng giải trên lý thuyết. Hãy cho họ phục vụ một số bàn khách thực tế, nếu như chưa nắm vững bạn có thể hướng dẫn luôn.

#6 Tạo không gian làm việc

Nếu như nhân viên mới nắm bắt công việc nhanh chóng, hãy dành cho họ không gian riêng. Bạn hãy quan sát xem họ làm thế nào khi ở một mình. Hãy để họ mắc một vài lỗi nhỏ để họ tự khắc phục rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng bạn cũng nên đảm bảo những lỗi nhỏ đó không ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng của nhà hàng.

Trên đây là những vấn đề cơ bản trong quá trình đào tạo một nhân viên phục vụ bàn mới. Tất nhiên nó cũng sẽ thiếu những chi tiết nhỏ khác nhưng chắc chắn bạn cũng có cái nhìn tổng quan.

#7 Một số lưu ý khác

Có thể bạn là người quản lý lâu năm, chuyên môn nghiệp vụ rất chắc. Thế nhưng, việc đào tạo nhân viên mới chưa chắc đã làm tốt. Bạn cần có khả năng truyền đạt dễ hiểu, dễ nắm bắt. Giải thích ngắn gọn, dễ hiểu để nhân viên có thể nắm được cái cốt lõi của vấn đề.

Cái gì quan trọng và cần thiết… Tất nhiên, cũng cần xem xét xem người mà bạn nhận đào tạo đã có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này chưa? Một người có kinh nghiệm rồi sẽ khó uốn nắn và đào tạo hơn song có thể họ sẽ nắm bắt tốt hơn những gì bạn truyền đạt, còn nếu là một người mới hoàn toàn thì việc đào tạo này có thể sang một hướng hoàn toàn mới.

Nguồn: Nguyễn Ngọc Hiệp
Hình minh hoạ: @coffee.saigon

Bạn thích quán này chứ?

504 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều like nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

8 yếu tố mang lại thành công cho quán cafe

Lii Cafe