Đầu tiên, mình xin chia sẻ yếu tố quan trọng hàng đầu trong bộ tiêu chí 1 TH để mua nhượng vẫn là bộ phẩm của nó. Một TH đủ vững tiên quyết phải có bộ sản phẩm lõi đủ mạnh, đủ lạ, đủ khác biệt với thị trường. Mạnh đến mức ít nhất trong 6 -10th bạn fai làm VUA, sau đó khi nta copy thì mình đã upgrade và tao thì lươn hơn tuổi mày. Nếu sản phẩm bạn làm được điều đó thì mới nghĩ đến những câu chuyện đóng gói để Nhượng quyền. Cần có rất nhiều chuyên môn kiến thức xoay quanh câu chuyện sp muôn đời nay rồi. Nhưng đứng trên cương vị là 1 người muốn đi mua nhượng bạn có thể đánh giá dựa trên:
- Sản phẩm đó có xác định rõ ràng khách mục tiêu hay không? Và bộ menu có thống nhất quan điểm đó hay ko?
- Sản phẩm có đúng phân khúc giá và thị trường cho tệp KH đó không?
- Sản phẩm nào là khác biệt?
Cái này thì Mixue làm tốt khỏi phải bàn rồi. Đi từ tâm lý những người mua Mixue là biết, có thể họ không ăn Mixue nhưng con cháu họ ăn và thế là họ sẽ ham mua nhượng quyền. Vậy là Mixue làm tốt quá rồi. Và mặc dù sp trà sữa hay kem có tính copy paste cao nhưng để cạnh tranh với Mixue về giá thì là cả 1 câu chuyện khác khi Mixue có nguông NVL từ đầu tổng Trung Quốc. Biết nhưng cũng chả làm gì được.
Tiếp theo, mình share thêm 2 lưu ý khác trước khi mua nhượng quyền với mọi người là:
- Mô hình bán nhượng đã có hệ thống hay chưa? (hệ thống vận hành, quản trị..v..vv) Nó có quá khó để thực hiện hay can thiệp hay không?
Mình đảm bảo sẽ có 1 luồng người trong nghề bỏ tiền đi mua nhượng quyền 1 số hãng lớn chuyên nghiệp chỉ để học hỏi cái cách mà Thương hiệu đó đã đóng gói và xây dựng bộ quy trình vận hành nhượng quyền ntn để họ học hỏi & đóng gói nhượng quyền cho TH của chính mình. Nói vậy các bạn đủ hiểu tầm quan trọng của việc này rồi, thành bại là ở việc ra được 1 quy trình mà mang đi khắp nơi đều có khả năng thành công.
Vậy nên khi tiếp cận 1 TH có ý định mua nhượng, thì cái bạn cần xem xét chính là bộ quy trình vận hành và khả năng đào tạo nhân bản của họ ntn? Bạn sẽ cần hiểu 1 TH sẽ chỉ có từ 2 – 3 sản phẩm lõi (là sp mà nhắc đến nó là nhắc đến TH) là bộ quy trình đó có đủ dễ hiểu dễ làm nếu bạn và nhân sự cấp thấp của bạn có làm được không? Và khả năng đào tạo của họ để bạn và đội ngũ có thể làm khi ko có họ hay ko? Ngoài ra, thì bộ quy trình đó có lộ trình hay ko vì ko thể cứ dập từ nay đến muôn đời được vì mọi thứ có thể sẽ thay đổi chỉ sau 1 đêm. Với mình, người đã từng “thử nhượng quyền” và phát ốm vì cái mình đào tạo, người ta không hiểu -> năng lực đào tạo nhân bản là 1 yếu tố vô cùng quan trọng trước khi nghĩ đến những cái khác.
Đây chính là thách thức cho những TH muốn nhượng quyền. Mô hình càng đơn giản sẽ càng hiệu quả và có thể nhân diện rộng bất kể yếu tố vùng miền. Đứng ở góc người bán nhượng nếu như ko làm tốt được khâu này, bạn sẽ như 1 cái đầu tàu nhượng càng nhiều càng mệt, càng nhiều toa cho bạn kéo và càng nhượng thì càng sập vì vốn dĩ người mua nhượng họ chỉ nghĩ đến việc họ mở sẽ như bạn mở chỉ được thành công.
- Xem xét về biên độ lợi nhuận và thời gian hoàn vốn của mô hình kinh doanh đó?
Ở đây lại tiếp tục là 1 trong những lí do người mua nhượng khốn đốn chính là chi phí vận hành so với dòng lợi nhuận ko ổn định. Nghĩa là dòng tiền ko dương và theo thời gian cứ ngày ngày cạnh tranh nhiều lên -> gãy dòng tiền và dòng vốn -> hết gồng nổi.
Khi bạn đã ngồi con thuyền NQ thì biên độ lợi nhuận của bạn hoàn toàn nằm trong tay người khác. Chi phí NVL,chi phí nhân sự, giá bán…vv.. đều theo quy chuẩn chuỗi (à còn chi phí thuê nhà nếu bạn ko có nhà thì phần còn lại trong tay chủ nhà). Chính vì thế cứ xét là Mixue là TH có biên độ và dung lượng KH tốt ko cần marketing cũng đông thì câu chuyện tiêu chí khi mua nhượng liên quan đến yếu tố “Ranh giới khu vực kinh doanh”, là yếu tố mà nhà nhà ai cũng thấy rồi.
Đứng ở góc nhìn khách quan, bạn mua Mixue vì bạn hiểu ai cũng biết Mixue và KH sẽ tự tìm đến bạn thì ngược lại Khách hàng cũng sẽ nhìn mấy nghìn điểm bán Mixue là 1 -> Tiện đâu xà đó nghìn cái như 1. Ở đây có 1 phương án, khi bạn sở hữu 1 cơ sở thành công -> mua luôn vài cái cắm quanh bán kính 2km -> ấm no. Nói thì vui nhưng nó cũng là sự thật, mình có quen 1 chị mua 1 cái ở phố cổ và cắm luôn 2 cái quanh đó trộm vía vẫn rất ổn. Phương án người có tiền đầu tư nó sẽ khác. Còn như ở trường hợp trên không gồng nổi thì thật sự chia buồn với mọi người.
Quay lại câu chuyện Mixue để nhìn rõ hơn vấn đề gây khủng hoảng, thì với 1 chiến lược Mixue sắp ra đạp banh giá tiếp tục lấy thị phần thì đương nhiên nó là 1 sự chèn ép ko hề nhẹ với các ng kinh doanh TH. Vì như các bạn làm nghề sẽ đều biết, giảm giá bán niêm yết và giảm giá bán NVL kể cả là ở cùng 1 con số giống nhau là 25% như đồn đoán, thì ở bài toán kinh doanh người bán nhượng vẫn thiệt lòi.
Ví dụ: nếu giảm 25% giá bán và 10% giá NVL nhập
-> Vềlý thuyết giá vốn NVL chiếm khoảng 30%/giá bán mà giảm 10% là giảm tầm 3%/giá bán
-> Nghĩa là ở các điểm bán họ phải GIẢM 25% giá bán và chỉ GIẢM 3% giá vốn ->Như còn bật bênh chứ còn gì.
Kết lại, với mình thì Mixue luôn chỉ là “Thương hiệu có đông cũng chỉ nên đứng ngó” vì với mình việc Mixue nhượng quyền ồ ạt từ thuở đầu cách nhau tầm 1 – 1,5km đã là 1 điều đáng lưu ý rồi. Nên nhớ, khi kinh doanh F&B mà muốn thành công thì trong bán kính 1km thương hiệu của bạn phải là Số Một.
Trên đây là những chia sẻ cá nhân của mình trong câu chuyện Nhượng quyền từ Mixue, mong là mang lại 1 góc nhìn hữu ích gửi tới mọi người.
Cám ơn các bạn và chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.!
Trang Bông