in

Mở Quán Với Tư Duy Cạnh Tranh

Suy cho cùng, kinh doanh là cạnh tranh. Mở quán cũng vậy. Rất nhiều bạn ra mở quán mà bỏ qua tư duy này, chỉ mở theo ý tưởng, ý thích, trào lưu,… dẫn đến việc khi mở quán xong thì không cạnh tranh được với thị trường.

Vậy cạnh tranh khi mở quán là gì? Dễ hiểu nhất là: Mình – Hơn – Đối thủ.

1. Mình:

Phải hiểu mình là ai, mình có gì trước khi mở quán. Cách đơn giản nhất là lên ChatGPT hỏi xem năng lực của một chủ quán cần có là gì và đối chiếu với chính mình xem có đủ không.

Mình phải đủ năng lực (kiến thức, vốn, nhân sự, tính cách,…) phù hợp với mô hình kinh doanh định mở thì mới nói đến chuyện cạnh tranh. Bản thân mình chưa đủ thì phải tìm cách bổ sung cho đủ trước khi mở quán.

2. Đối thủ:

Đối thủ là những quán có khả năng cạnh tranh trực tiếp với mô hình mình mở. Đối thủ có rất nhiều, nhưng ta chủ yếu quan tâm đến 3 loại đối thủ chính: Đối thủ cùng phân khúc, Đối thủ cùng địa bàn và Đối thủ cùng sản phẩm.

Phải hiểu đối thủ như hiểu chính mình. Phải biết điểm mạnh, điểm yếu của họ, những thứ họ đã, đang và sẽ làm. Phải tôn trọng và học hỏi từ đối thủ. Đôi khi phải hợp tác với đối thủ và đôi khi phải tận diệt đối thủ.

Hiểu mình – Hiểu đối thủ thì mới bắt đầu cạnh tranh, và cạnh tranh = “Hơn”.

3. Hơn:

Hơn ở đây đừng hiểu là to hơn, đẹp hơn, rẻ hơn, phục vụ tốt hơn,… Những cái đó không phải là bản chất cạnh tranh. Hơn phải được hiểu là “Đáp ứng nhu cầu của Khách hàng tốt hơn”.

Như vậy, để làm cho mình hơn đối thủ phải biết Nhu cầu của khách hàng trong phân khúc mình muốn bán là gì, và mình sẽ làm cái gì để đáp ứng các nhu cầu đó tốt hơn đối thủ.

Việc xác định Nhu cầu của khách hàng là việc làm rất khó, đòi hỏi phải dày công tìm hiểu. Nhiều bạn chỉ tưởng tượng ra nhu cầu của khách hàng (dựa trên ý thích của mình) chứ không thực sự tìm hiểu một cách nghiêm túc các nhu cầu thật.

Điều này lý giải cho câu hỏi: “Tại sao quán kia cái gì cũng thua mình mà lại đông khách hơn mình?”. Đơn giản là quán đó có cái đáp ứng nhu cầu khách hàng mà bạn không biết.

Cái “Hơn” của bạn phải thường xuyên được cập nhật và bổ sung để nâng cấp và hoàn thiện dần dần. Đến khi nào những cái “Hơn” đó trở thành văn hoá, thành thói quen vận hành thì nó đã thành thương hiệu trong lòng khách hàng. Thương hiệu là điểm nhận dạng về hình ảnh và chất lượng phục vụ khách hàng của quán, chứ không phải là cái tên hay cái logo quán.

Khi cái “Hơn” của bạn trở thành độc nhất và khó bắt chước, bạn đã đến đỉnh cao của sự cạnh tranh, đó là “Cạnh tranh bằng sự khác biệt”. Nhiều bạn lầm tưởng phải tạo sự khác biệt ngay từ đầu, không, sự khác biệt được hình thành dần dần qua quá trình vận hành tốt hơn mỗi ngày, và đúc kết thành nét riêng của quán, thành điểm khác biệt riêng của quán, trong – lòng – khách hàng. Nên nhớ, sự khác biệt của bạn là do khách hàng đánh giá, không phải do bạn tự phong, tự cho, tự ảo.

Với tư duy “Mở quán là cạnh tranh”, bạn hãy thử ngồi xuống, và viết ra những trả lời cho câu hỏi:

– Mình là ai?

– Đối thủ mình là ai?

– Mình có gì hơn đối thủ?

Bạn sẽ nhận ra nhiều điều mà lâu nay bạn không nghĩ đến.

Chúc các bạn thành công./.

Tất cả cảm xúc:

Nghia Binh

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Wolfe Club Coffee Roasters

1900 Coffee House