Có 1 thực tế cho thấy đa số người đi mua Nhượng Quyền F&B thường không làm trong lĩnh vực F&B từ trước, đa phần xuất phát điểm từ những ngành khác. Vì lẽ đó để tự trấn an tâm lý của bản thân, mọi người sẽ chạy theo số đông, đa phần khi chúng ta chưa hiểu rõ 1 điều gì đó, chúng ta hay làm theo số đông và xem nó là cơ sở để quyết định lựa chọn và lỡ nếu có gãy thì sẽ bảo là: “nhiều người cũng bị như mình chứ có riêng mỗi mình đâu”
Theo cá nhân Brian quan sát thấy: “Thường những thương hiệu nhượng quyền thành công sẽ không rầm rộ trong khâu marketing quảng bá nhượng quyền, không chủ động câu kéo đối tượng nhượng quyền hay nhượng quyền bất chấp năng lực của đối tác.”
Dưới đây là góc nhìn cá nhân của Brian về việc mua nhượng quyền theo trend:
𝟏. 𝐓𝐡ị 𝐭𝐫ườ𝐧𝐠 𝐬ớ𝐦 𝐛ã𝐨 𝐡ò𝐚:
Khi mà mọi thứ diễn ra quá nhanh, quá ồ ạt thì sẽ sớm qua đi, minh chứng cho thấy rất nhiều thương hiệu nhượng quyền hơn 300-400 cửa hàng và đóng cửa hơn 90% cửa hàng trong vòng 6 tháng đầu, cái nào may mắn đặt đúng vị trí thì chậm nhất cũng 1 – 1.5 năm là kết thúc vòng đời của 1 cửa hàng.
𝟐. 𝐆𝐢ẫ𝐦 đạ𝐩 𝐥ê𝐧 𝐭𝐡ị 𝐭𝐫ườ𝐧𝐠 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐡𝐚𝐮.
Việc mở ra dày đặc chỉ khiến cho khu vực kinh doanh của các cửa hàng bị thu hẹp lại, dẫn tới lượng khách hàng bị pha loãng và tự cạnh tranh lẫn nhau, hoạt động kinh doanh dần kém hiệu quả (dưới điểm hòa vốn) và đóng cửa. Cửa hàng nào có sức chịu đựng tốt hơn sẽ sống được sau giai đoạn tự sàn lọc lẫn nhau.
𝟑. 𝐂ô𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢ệ𝐩 𝐡ó𝐚 𝐧𝐡ượ𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐲ề𝐧.
Khi 1 thương hiệu đi quá nhanh trong nhượng quyền, mọi thứ trở nên công nghiệp hơn, concept cửa hàng được module hóa và nhân rộng rất nhanh khiến thương hiệu mất dần đi sự tinh tế, với tốc độ phát triển của ngành F&B hiện tại và sự cạnh tranh khốc liệt thì trải nghiệm khách hàng được ưu tiên hàng đầu, sự tinh tế trong từng món ăn/ đồ uống & không gian chỗ ngồi & dịch vụ luôn được khách hàng lựa chọn, về đường dài các thương hiệu nhượng quyền công nghiệp dần trở nên hụt hơi với thị trường vì sự sao chép và nâng cấp quá nhanh của đối thủ mới, thương hiệu ra sau sẽ copy những điểm tốt và khắc phục những điểm yếu của thương hiệu đi trước.
Gần đây nhất có 1 brand đã thay đổi nhận diện thượng hiệu bán 1 cây kem 8k và ly trà sữa 25k để cạnh tranh 1 brand đang đình đám trong nhượng quyền với cây kem 10k.
– Cuộc chiến F&B là vậy, không tỉnh táo trong phân tích thị trường sẽ dễ cuốn theo những cạnh tranh theo kiểu “ đào mồ chôn nhau”. Ai là người thiệt thòi trong các hoạt động này. Không ai khác là người đi mua nhượng quyền.
Ps. Người bán nhượng quyền có nhiều mục đích (bán thượng hiệu, bán trang thiết bị, bán nguyên vật liệu, bán dịch vụ set up…)
𝟒. 𝐂á𝐢 𝐜.𝐡.ế.𝐭 đượ𝐜 𝐛á𝐨 𝐭𝐫ướ𝐜
Trong xu thế nhượng quyền vài trăm đến vài ngàn điểm bán vẫn tồn tại tỷ lệ thành công nhất định dành cho những người nhượng quyền những cửa hàng đầu tiên của thương hiệu khi đó thị trường còn tiềm năng và rộng lớn. Chính từ sự thành công của những cửa hàng nhượng quyền đầu tiên mới tạo nên xu hướng (trend) nhượng quyền của thương hiệu đó. Những người chạy theo sau khi thị trường đã rầm rộ thì tỷ lệ thành công giảm dần theo độ bao phủ của thương hiệu đó trên thị trường.
Để chọn 1 thương hiệu để nhượng quyền trên thị trường như 1 canh bạc mà người chơi cần hiểu rõ luật chơi và thủ thuật chơi. Chơi sao cho tỷ lệ thắng cao phụ thuộc vào năng lực phân tích & đánh giá & phán đoán của bạn.
Hãy tỉnh táo khi quyết định đầu tư nhượng quyền 1 thương hiệu nào đó.
Chúc các bạn thành công.
Brian Dang