in

Những Lợi Thế Siêu Việt Mà Chỉ APP Công Nghệ Mới Có

– “Chuỗi bài: Cách xây dựng bán hàng trên App công nghệ” phù hợp với những anh chị đang kinh doanh quán tại các thành phố lớn (Hồ Chí Minh, Hà Nội…) nơi mà App đang hoạt động mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh thu của quán, mong muốn của nhiều anh chị muốn lên App nhưng không biết phải làm sao để bán được hàng & đôi khi có tâm lý bài xích App vì mức chiết khấu cao (20% – 25% trong giai đoạn hiện tại) làm thu hẹp lợi nhuận của quán và đôi khi cuốn vào các hoạt động khuyến mãi của App mới có được doanh thu, điều này làm chúng ta càng lệ thuộc vào App và dẫn đến mất kiểm soát.

– Chuỗi bài này giúp các bạn có những thông tin rõ hơn về App để chúng ta biết nên HÀNH XỬ như thế nào cho PHẢI PHÉP và có sự chuẩn bị kỹ hơn khi bắt đầu 1 mô hình kinh doanh mới (Brian xem việc mở cửa hàng trên App của 1 thương hiệu là 1 điểm kinh doanh mới vì nó cần 1 chiến lược phát triển cụ thể và từng bước để đứng vững)

Phần 1 này Brian nói về NHỮNG LỢI THẾ SIÊU VIỆT CỦA APP (Grab, Now, Gojet, beamin) mà chúng ta cần hiểu rõ để có chiến lược khai thác hiệu quả trên App.

1. LƯỢNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ

🔸 Các App đang sở hữu 1 lượng khách hàng khổng lồ từ 1 HỆ SINH THÁI đa tính năng trong App.

🔸 Nếu chúng ta lấy App Grab làm CHUẨN, chúng ta có thể thấy rằng lượng khách hàng được đổ về từ nhiều dịch vụ trên App Grab:

– Grabbike & Grabtaxi (di chuyển).

– Grabship (giao hàng).

– GrabMart (đi chợ).

– Grabpay (thanh toán).

– Grabfood (giao thức ăn)

– Grab Du lịch

👉 Rõ ràng đây là 1 hệ sinh thái tương hỗ với nhau và tạo nên 1 lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ cho tất cả dịch vụ đang có của App.

👉 Những người khách hàng đang sử dụng dịch vụ Grab di chuyển, Grab giao hàng cũng là những khách hàng có nhu cầu ăn uống và đặt hàng trên Grabfood. Và một điều chắc chắn là những khách hàng quen của quán bạn có thể cũng nằm trong nhóm khách hàng của các App công nghệ và hơn thế nữa rất nhiều khách hàng ngoài kia chưa biết đến quán bạn cũng đang là khách hàng của App.

2. ĐỘI NGŨ TÀI XẾ (ĐỐI TÁC CỦA APP) RẤT LỚN VỀ SỐ LƯỢNG

🔸 Để phục vụ lượng khách hàng khổng lồ thì đi kèm với đó là số lượng tài xế cũng khổng lồ không kém với mục đích duy nhất là dịch vụ luôn sẵn sàng khi có khách hàng.

👉 Điều này đảm bảo cho quán chúng ta luôn có 1 đội ngũ ship hùng hậu luôn đợi sẵn chỉ chờ khách hàng nổ đơn là có sẵn người giao hàng. Nếu đứng góc độ từ người chủ không có ý định xây dựng đội ngũ giao hàng riêng (hoặc sử dụng các hệ thống giao nhận hiện tại như Ahamove) thì đó là 1 lợi thế rất lớn – chúng ta không tốn chi phí cho đội ngũ giao hàng.

👉 Với 2 lợi thế siêu việt ở trên, thì việc chiết khấu 20-25% trên doanh thu bán được trong giai đoạn hiện tại có xứng đáng không? và 1 điều nữa là khi nào phát sinh đơn hàng chúng ta mới chịu chiết khấu đó nghĩa là chúng ta có doanh thu mới phải chịu khoản chi phí cho App. Vậy rõ ràng chúng ta không chịu thiệt hại nhiều trong việc gắn kết với App mở cửa hàng online.

💥 Tuy hiện tại vẫn có một số App đang lấy phí mở gian hàng trên App (1 tr VND/ cửa hàng) nhưng mức phí này không quá lớn nếu chúng ta xác định kinh doanh lâu dài trên App.

❓Có 1 thực tế chúng ta phải chấp nhận là những gian hàng đời đầu luôn có mức chiết khấu tốt (7%, 10%, 15%, 17%, 18%) và vì sao họ lại có được những mức chiết khấu tốt như vậy?

👉 Cũng dễ hiểu khi những thương hiệu đó được xây dựng từ chuỗi có thương hiệu trên thị trường, những điểm bán lâu đời có lượng khách hàng địa phương ổn định, những thương hiệu đã đồng hành cùng các App trong những giai đoạn sơ khai mới phát triển, thời điểm đó các App đều cần kéo traffic (lượng người dùng) từ những thương hiệu này nên họ được những ưu đãi chiết khấu tốt là hoàn toàn hợp lý – đây là sự liên kết tương hổ, đôi bên cùng có lợi.

⚡ Vậy nếu chúng ta là những thương hiệu “MỚI NHÚ”, chúng ta phải chi mức chiết khấu cao 20-25% cho App để khai thác những LỢI THẾ ƯU VIỆT trên thì:

– Làm sao chúng ta cạnh tranh được với những thương hiệu đã tồn tại lâu năm trên App? Chúng ta có cần cạnh tranh không?

– Làm sao để phát triển doanh thu và kiểm soát được chi phí khi bán trên App?

– Làm sao chúng ta tối ưu được hiển thị trên App?

– Chúng ta có thể xây dựng thương hiệu trên App không?

👉 Và câu hỏi cơ bản nhất, chúng ta cần chuẩn bị gì để lên App tốt nhất?

Câu trả lời sẽ được chia sẻ trong những phần sau của “Chuỗi bài: Cách xây dựng bán hàng trên App công nghệ”

Hi vọng những chia sẻ của Brian có thể giúp phần nào trong công việc kinh doanh F&B của các bạn khởi sắc.

Mong các bạn kinh doanh F&B vượt qua đại dịch covid và có những bước tiến mới vượt bậc.

————————

“Chúng ta chỉ may mắn đạt được Thành Công khi chúng ta có sự chuẩn bị KỸ”

Brian Dang

Bạn thích quán này chứ?

503 Points
Upvote Downvote
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạc Xỉu Dừa

Những Xác Định Ban Đầu Khi Lên APP