– “Chuỗi bài: Cách xây dựng bán hàng trên App công nghệ” phù hợp với những anh chị đang kinh doanh quán tại các thành phố lớn (Hồ Chí Minh, Hà Nội…) nơi mà App đang hoạt động mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh thu của quán, mong muốn của nhiều anh chị muốn lên App nhưng không biết phải làm sao để bán được hàng & đôi khi có tâm lý bài xích App vì mức chiết khấu cao (20% – 25% trong giai đoạn hiện tại) làm thu hẹp lợi nhuận của quán và đôi khi cuốn vào các hoạt động khuyến mãi của App mới có được doanh thu, điều này làm chúng ta càng lệ thuộc vào App và dẫn đến mất kiểm soát.
– Chuỗi bài này giúp các bạn có những thông tin rõ hơn về App để chúng ta biết nên HÀNH XỬ như thế nào cho PHẢI PHÉP và có sự chuẩn bị kỹ hơn khi bắt đầu 1 mô hình kinh doanh mới (Brian xem việc mở cửa hàng trên App của 1 thương hiệu là 1 điểm kinh doanh mới vì nó cần 1 chiến lược phát triển cụ thể và từng bước để đứng vững)
Các bạn vui lòng tham khảo phần 1 trước khi qua phần 2 để chúng ta có bức tranh rõ hơn trong việc kinh doanh trên App.
Phần 1: Những lợi thế siêu việt mà chỉ App công nghệ mới có
Link: https://khoequan.com/nhung-loi-the-sieu-viet-ma-chi-app-cong-nghe-moi-co/
—————-PHẦN 2—————-
– Có 1 thực tế ai cũng thấy rõ việc bán hàng trên App không hề đơn giản, đôi khi việc kinh doanh tại quán có doanh thu nhưng lên App lại không khai thác được doanh thu từ KH trên App dẫn đến việc có lên APP hay không cũng không quan trọng vì lên nằm đó cũng không bán được hàng hoặc lâu lâu nổ được 1 – 2 đơn cho có. Ngoài ra, chiết khấu 20 – 25% khiến cho chủ quán e dè và không muốn đầu tư thêm cho việc bán hàng trên App.
– Chính vì thực tế đó, như Brian đã đề cập ở trên, việc mở cửa hàng trên App được xem như 1 điểm kinh doanh mới vì nó cần 1 chiến lược cụ thể để phát triển.
𝑽Ậ𝒀 𝑪𝑯Ú𝑵𝑮 𝑻𝑨 𝑩Ắ𝑻 ĐẦ𝑼 𝑿Â𝒀 𝑫Ự𝑵𝑮 𝑪Ô𝑵𝑮 𝑽𝑰Ệ𝑪 𝑪Ụ 𝑻𝑯Ể 𝑵À𝒀 𝑻Ừ ĐÂ𝑼?
BƯỚC 1: CHÚNG TA PHẢI XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM ĐANG KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG CÓ PHÙ HỢP CHO VIỆC GIAO HÀNG ONLINE HAY KHÔNG?
Trước khi đi vào cụ thể cách xác định sản phẩm của chúng ta có phù hợp hay không, chúng ta cần hiểu rõ 2 vấn đề của App:
VẤN ĐỀ 1: App không tự đưa khách hàng đến gian hàng của chúng ta và bảo KH: “Ê, mua đồ ăn/ thức uống ở đây đi, ngon lắm đó”, nghĩa là khi cửa hàng bạn lên App cũng giống như hàng chục ngàn cửa hàng khác đều giống nhau về những tính năng cơ bản: bật 1 cái nút “cửa hàng đang hoạt động”, có giờ hoạt động, có vị trí, có tên tuổi, có menu, có vài hình ảnh minh họa đi kèm menu HẾT. App muốn khai thác từ KH vốn có sẵn của bạn, muốn bạn giới thiệu cho những KH đang có, App muốn bạn chạy khuyến mãi để được hiển thị trên các bảng tin khuyến mãi hoặc trên các thanh công cụ tìm kiếm.
Tóm lại, nếu bạn không làm gì trên App thì bạn cũng khó tìm KHÁCH HÀNG MỚI từ App.
VẤN ĐỀ 2: Tài xế là đối tác của App, họ không phải là nhân viên giao hàng mà bạn trả lương, vì vậy bạn không thể kiểm soát được chất lượng của tài xế trong quá trình họ giao sản phẩm của bạn cho khách hàng, bạn không thể yêu cầu họ bảo quản sản phẩm (cách cầm, cách mang đi, cách treo lên xe, không được kết hợp giao cùng với những đơn khác…).
Tóm lại, bạn không thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm có còn nguyên vẹn khi được giao đến KH nhưng nếu sản phẩm được giao tới có vấn đề, cửa hàng của bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những đánh giá xấu của KH, về việc KH bỏ luôn không bao giờ đặt hàng lại và đôi khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc KH không ghé quán trong tương lai – đây là những RỦI RO bạn cần xác định sẽ xảy ra nếu bán hàng thông qua App.
2 Vấn đề này bạn cần phải giải quyết nếu muốn bán hàng thành công trên App. Brian sẽ phân tích tiếp cách giải quyết 2 vấn đề này trong những nội dung tiếp theo.
Quay lại BƯỚC 1: CHÚNG TA PHẢI XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM ĐANG KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG CÓ PHÙ HỢP CHO VIỆC GIAO HÀNG ONLINE KHÔNG?
SẢN PHẨM PHÙ HỢP BÁN ONLINE ĐƯỢC HIỂU NHƯ SAU:
1. Là sản phẩm được chúng ta đóng gói và khi giao đến tay khách hàng, khách hàng ăn/ uống (trải nghiệm) sản phẩm đó ĐẠT ĐƯỢC ĐỘ NGON 8/10 so với cùng sản phẩm đó khi ăn tại quán – Brian gọi đây là THANG ĐIỂM TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM KHI MUA QUA APP (10/10)
Ví dụ:
– Dòng sinh tố & đá xay có phù hợp giao hàng tận nơi qua App không? khi KH ở những điểm xa cửa hàng (> 5KM) hoặc tài xế ghép đơn, sản phẩm sẽ như thế nào khi đến tay KH.
– Pizza: khi sản phẩm được giao tới khách hàng mà bị sốc đổ, các miếng Pizza hoặc topping đè lên nhau, cảm giác lúc đó của KH sẽ như thế nào.
– Phở, hủ tíu, bún bò… khách hàng sẽ cảm thấy như thế nào khi nước lèo khi giao tới đã nguội.
Vậy sản phẩm của bạn đang kinh doanh đạt được bao nhiêu điểm trên thang điểm 10 khi giao tận nơi?
2. Là sản phẩm DỰA THEO THÓI QUEN TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG, có những sản phẩm ăn uống khách hàng ít có thói quen đặt hàng để được giao tận nơi mà thích trải nghiệm trực tiếp, là những sản phẩm dễ rơi vào nhóm sản phẩm thích trải nghiệm tại quán như café, lẩu, món nướng…
Ví dụ:
– Café (Café đá, café sữa, bạc xĩu…) là sản phẩm đặc biệt đa phần dành cho Nam giới, nhu cầu uống café rất lớn vì vậy các điểm bán café dày đặc trên thị trường, việc đặt 1 ly café qua App phải chịu thêm tiền Ship từ App nó khiến cho nhu cầu đặt sản phẩm café ít đi và do có rất nhiều điểm bán café nên việc đặt hàng café trên App cạnh tranh rất gay gắt. KH chỉ thực sự đăt café trên App khi họ đã xác định Thương Hiệu họ muốn mua (HLs, PLs, Guta, Aha…) nghĩa là họ hợp GU với vị café của thương hiệu đó hoặc theo hiệu ứng đám đông – đặt chung với đồng nghiệp/ gia đình.
Vậy sản phẩm của bạn đang kinh doanh có rơi vào nhóm sản phẩm khách hàng ít có thói quen đặt hàng giao tận nơi không?
𝐍Ế𝐔 𝐂𝐇Ú𝐍𝐆 𝐓𝐀 𝐗Á𝐂 𝐍𝐇Ậ𝐍 𝐒Ả𝐍 𝐏𝐇Ẩ𝐌 Đ𝐀𝐍𝐆 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐂Ó Đ𝐈Ể𝐌 𝐓𝐑Ả𝐈 𝐍𝐆𝐇𝐈Ệ𝐌 𝐒Ả𝐍 𝐏𝐇Ẩ𝐌 𝐓𝐇Ấ𝐏 ( 𝐃ƯỚ𝐈 𝟖/𝟏𝟎 Đ𝐈Ể𝐌) 𝐇𝐎Ặ𝐂 𝐑Ơ𝐈 𝐕À𝐎 𝐍𝐇Ó𝐌 𝐒Ả𝐍 𝐏𝐇Ẩ𝐌 𝐌À 𝐊𝐇Á𝐂𝐇 𝐇À𝐍𝐆 Í𝐓 𝐂Ó 𝐓𝐇Ó𝐈 𝐐𝐔𝐄𝐍 ĐẶ𝐓 𝐇À𝐍𝐆 𝐓𝐇Ì 𝐂𝐇Ú𝐍𝐆 𝐓𝐀 𝐏𝐇Ả𝐈 𝐋À𝐌 𝐍𝐇Ư 𝐓𝐇Ế 𝐍À𝐎?
CHẮC CHẮN CHÚNG TA KHÔNG NGỪNG VIỆC BÁN TRÊN APP MÀ LÚC NÀY CHÚNG TA SẼ TÌM GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG ĐIỂM YẾU ĐÓ VÀ DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG CÁCH KHẮC PHỤC MÀ BRIAN GỢI Ý CHO BẠN:
𝐆𝐈Ả𝐈 𝐏𝐇Á𝐏 𝐒Ố 𝟏: khi THANG ĐIỂM TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM THẤP: thông thường trải nghiệm thấp rơi vào những dòng sản phẩm sau:
SẢN PHẨM BỊ LOÃNG/ CHẢY VÌ TAN ĐÁ (Café, trà bỏ đá sẵn hoặc sinh tố & đá xay & kem)
Cách khắc phục:
– Để đá riêng đối với các món nước: café, trà sữa, trà trái cây (cách Phuc Long đang áp dụng nhằm đảm bảo được hương vị của trà khi giao đến KH)
– Với những dòng sinh tố và đá xay, chủ động thông báo đến KH về việc trải nghiệm sản phẩm sẽ bị giảm chất lượng bằng tờ rơi kèm hoặc call trực tiếp KH (Tùy vào App có hoặc không hiển thị số điện thoại KH nếu App không hiển thị, bạn có thể xin số trực tiếp từ tài xế để liên hệ khách)
– Dùng đá gel và màn bọc giấy bạc để bảo quản kem khi giao xa (Swensen đang làm tốt theo cách này)
SẢN PHẨM CẦN ĐƯỢC ĂN NÓNG (cơm nóng, canh nóng, món chiên xào nóng, những món có sốt kèm phải giữ nóng…)
Cách khắc phục:
– Hiện tại trên thị trường có nhiều mẫu bao bì: hộp giấy bạc giữ nhiệt, hộp giấy giữ nhiệt, giấy bạc giữ nhiệt… chúng ta có thể tận dụng những mẫu bao bì này để đảm bảo được chất lượng sản phẩm đến tay KH (Vua Cua đang làm tốt về các dòng bao bì giữ nhiệt).
– 1 lưu ý nhỏ: khi đầu tư bao bì để đảm bảo chất lượng cho giao hàng sẽ phát sinh 1 khoản chi phí đáng kể, đây là 1 khoản chi phí cần thiết để đầu tư. Về phần chi phí bao bì cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh Brian sẽ chia sẻ trong phần 3 của chuỗi bài này.
SẢN PHẨM CÓ SỰ SẮP XẾP & BÀY TRÍ (pizza, Sushi..)
Cách khắc phục:
– Những mẫu hộp giấy và hộp có chia ngăn là giải pháp tối ưu cho vấn đề này. Với các dòng cơm cuộn của Sushi ở 1 số nhà hàng họ dùng tăm ghim lại để tránh vỡ các cuộn cơm. Về pizza vẫn tồn tại rủi ro lật ngược/ sốc sản phẩm, để hạn chế tối đa những điều này thông thường các hệ thống pizza chủ động đóng gói sản phẩm chắc chắn hơn và nhờ shipper lưu ý trong việc mang đi (ở đây chúng ta không đề cập đến đội giao hàng riêng của các thương hiệu pizza)
SẢN PHẨM ĂN CÙNG NƯỚC LÈO (phở, bún bò, mì, hủ tíu)
– Hầu hết các quán kinh doanh dòng sản phẩm này thì nước lèo luôn được giữ nóng và KH thường đặt App những món này có điều kiện hâm nóng hoặc sẽ chấp nhận ở mức độ vừa phải cho sản phẩm này, KH biết rõ trải nghiệm khi được giao hàng chất lượng sẽ không bằng khi ăn tại quán. Điều mà chúng ta cần quan tâm đó là những gia vị đi kèm với món chính như: ớt xắt, ớt sa tế, chanh, tương đen & đỏ, tỏi ớt chua… những thành phần này mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng khi họ ăn đủ lượng gia vị họ mong muốn. Vì vậy, chúng ta cần có những gợi ý cho khách và lưu ý những ghi chú như: nhiều ớt, không hành, nhiều tương, nhiều sa tế trong các note mua hàng của KH, điều này giúp KH có trải nghiệm sản phẩm tốt hơn.
Các giải pháp theo từng nhóm món này với mục đích duy nhất là tăng THANG ĐIỂM TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG. Việc này giúp khách hàng ăn tại nhà/ công ty gần giống như ăn tại quán.
𝐆𝐈Ả𝐈 𝐏𝐇Á𝐏 𝐒Ố 𝟐. NẾU CHÚNG TA KINH DOANH NHÓM SẢN PHẨM KHÁCH HÀNG ÍT CÓ THÓI QUEN ĐẶT HÀNG.
Đây là bài toán khó nhưng không phải không có cách giải quyết.
– Muốn bán được café trên App là bài toán khó trừ khi bạn đã có 1 tập khách hàng quen thuộc hay uống (như Highlands) thì đôi khi họ thèm họ có thể đặt qua App nhưng nếu gắn 1 sản phẩm đi kèm với café tạo thành 1 combo để bán sản phẩm đó thì mọi chuyện có vẻ dễ thở hơn. Bạn có thể kết hợp các combo đồ ăn đi kèm với café nó tạo thêm sự lựa chọn cho KH nếu muốn uống café và ăn luôn (việc kết hợp combo cũng không đơn giản, nó liên quan nhiều đến chi phí là các khoản chiết khấu cho App vì đơn giản có thể hiểu mua combo là để tiết kiệm).
– Hoặc đi kèm với café là những sản phẩm rất “trendy” theo hướng café như: café đá xay, café cốt dừa, dòng phindi của HLs.
– Đối với những nhóm sản phẩm đòi hỏi nhiều dụng cụ bếp như: món nướng (cần lò nướng), món lẩu (cần bếp & nồi) cũng giới hạn tập KH order, thông thường một số chọn hướng khắc phục là cho mượn bếp gas/ bếp cồn, nồi và có thế chân tiền dụng cụ, KH sẽ được hoàn trả lại tiền thế chân khi trả lại bộ dụng cụ bếp cho nhà hàng (Haidilao đang ứng dụng cách này)
Với vai trò là người chủ chắc chắn không ai muốn KH đánh giá sản phẩm chúng ta tệ/ dở khi đang trải nghiệm 1 sản phẩm mà chất lượng chỉ đạt 50-60% so với sản phẩm gốc tại quán hoặc sản phẩm chúng ta rơi vào nhóm giới hạn KH order, điều này làm chúng ta loay hoay trong việc tìm đường tăng doanh thu.
Để tăng doanh thu thông qua App, khoan nói đến sản phẩm ngon hay dở (vì điều này phụ thuộc vào khẩu vị KH) nhưng trước tiên chúng ta phải đảm bảo được KH có trải nghiệm tốt nhất khi nhận sản phẩm. Đây là BƯỚC 1 CƠ BẢN CHO SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN APP.
Hi vọng phần này sẽ giúp cho các bạn có góc nhìn rõ hơn trong việc chuẩn bị bán hàng trên App..
Brian Dang