Câu chuyện bắt đầu từ 1 bạn hỏi Brian:
“Anh ơi, quê em có 1 chuỗi trà sữa 4 quán, họ mở khắp nơi trong thị trấn nhỏ của em, họ bán hơn 10 năm rồi anh ạ? quán nào của họ cũng đông.
Trước em cũng có mở 1 quán trà sữa đưa ra những dòng sản phẩm giống họ và cũng theo xu hướng thị trường mà theo cảm nhận cá nhân em thì sản phẩm của em không thua kém gì họ mà em vẫn ko cạnh tranh được bằng họ, họ càng ngày càng đông, em càng ngày càng ế.
Giờ em phải làm sao để cạnh tranh với họ đây?
Dẹp quán kiếm nghề khác mà làm em chứ sao cạnh tranh với suy nghĩ đó được em.
Trước khi muốn cạnh tranh lấy thị phần của bất kì đối thủ nào em phải biết độ lớn của thị trường đó và xem xem mình chen chân vào thì có cơ hội ăn thị phần không?
Đầu tiên em cần tìm hiểu 4 quán của đối thủ em bán 1 ngày được bao nhiêu ly trà sữa? và cùng giá bán sản phẩm đó còn đối thủ nào nữa không? để làm được điều này cũng khá đơn giản, em dành thời gian đi rình họ bán rồi đếm số bán là em đo được số lượng ly trà sữa 1 ngày họ bán ra là bao nhiêu?
- Ví dụ 1 ngày họ bán tầm 3.000 ly trà sữa + 500 ly của đối thủ cùng giá bán với họ nghĩa là thị trường có 3.500 người uống trà sữa mỗi ngày. vậy nếu em lấy dc 5% là được 150-175 ly cũng ngon rồi, còn nếu thị trường bé tí 1 ngày chỉ tầm 700-800 ly thì cân nhắc bỏ nghề.
Điểm thứ hai, em phải xác định lấy sản phẩm gì để chọi với người ta, nếu em chọn con đường bắt chước sản phẩm của họ thì KH đến uống em xong thấy na ná của họ thì cũng quay về họ thôi vì là thói quen của KH rồi và bản thân họ kinh doanh cũng hơn 10 năm rồi cũng đã định hình khẩu vị khu vực.
Vì vậy, em nên xây 1 nền sản phẩm mới với vị khác biệt cho thị trường đó, đôi khi em chỉ cần quan tâm đến mức giá của họ (điều này phản ánh thu nhập của người dân địa phương) mà không cần quan tâm đến họ bán cái chi, tập trung vào R&D sản phẩm của mình thôi. Hãy xây dựng những sản phẩm khác biệt trên thị trường để tạo cho mình tập khách hàng riêng, khi nào xây xong rồi hỏi anh tiếp cách sao ăn thị phần họ.
Vậy nếu họ thấy mình bán sản phẩm khác biệt, họ bắt chước mình thì sao anh? em sợ cạnh tranh không lại?
- Nếu họ bắt chước sản phẩm của em thì em thành công rồi đó vì họ đã bị ảnh hưởng từ sản phẩm của em, họ mất khách hoặc khách yêu cầu món giống như món em bán nên buộc họ phải cập nhật.
- 1 sản phẩm bùng nổ tạo ra xu hướng mới làm cho quán khác bắt chước thì em có tầm ảnh hưởng rồi đó.
- Bên cạnh đó, trà sữa cũng có vòng đời và do có độ béo nên cũng dễ ngán lắm nếu em sáng tạo được những dòng sản phẩm có vị khác biệt đôi khi lại dẫn đầu thị trường đó.
Giờ thì trà sữa đậm vị lên ngôi, nhà nhà người người bán trà sữa đậm vị, ai biết được vài năm nữa lại back to basic về những năm đầu của trà sữa: hồng trà sủi bọt, trà sữa sủi bọt, trà đá có đường. Chắc mở chiếc xe trà sữa mẹ nấu bán hồng trà sủi bọt đón đầu xu hướng quá.
“Phía trên là câu chuyện bịa không có thật của Brian, câu chuyện được tưởng tượng viết ra khi uống cái trà ngày càng dở ẹt của 1 thương hiệu thành công dẫn đầu xu hướng.”
Ta nói nó chénnn quá chénnn…tốn hết 65k…
Chia sẻ: Brian Dang