– Thuê nv khó lắm! Giữ và đào tạo được nv ưng ý còn khó hơn!
– Nói 1 đằng vắng chủ nv làm 1 nẻo!
– Trả lương cao, đối xử tốt sao nv vẫn nghỉ việc?
– Tốn bao tiền đầu tư, vận hành, bao tâm huyết coi quán như con, chủ đầu tắt mặt tối còn nv dửng dưng như không. Lỗi sai phạt nặng thì k nỡ, phạt vài chục bạc thì không thấm tháp gì so với thiệt hại
– Rất nhiều thương hiệu, cả bộ máy “lãnh đủ” bởi lỗi của 1 nv phục vụ
Đó chắc chắn là “nỗi đau” của hầu hết các chủ quán! Mình cũng k phải ngoại lệ. Đã từng có giai đoạn mình quản lí 20 nv trong quán một lúc. Nhưng không biết cách nên rối như canh hẹ. Và đó cũng là 1 trong vài lí do khiến mình sập quán Sau đó “nhân sự” trở thành nỗi ám ảnh trong 1 thời gian dài khiến mình luôn e dè sợ hãi mỗi khi có ý định mở rộng kinh doanh! Hiện tại thì mình có 1 nv quản lí đã làm với mình 7 năm. Nhân viên part-time là các em SV ĐH thì đều làm từ năm 1 năm 2 đến khi ra trường. Sau đây là 1 số kinh nghiệm m đã áp dụng, các bạn tham khảo và góp ý thêm cho m nha
1. ĐỀ RA TIÊU CHUẨN “ĐẦU VÀO”
Nhiều quán cần gấp nv nên khi tuyển thường chỉ nêu chung chung đại khái các tiêu chí: nhanh nhẹn, chăm chỉ, sạch sẽ, thật thà… Thường thì có mấy ai ứng tuyển mà k tự nhận mình có đủ các đức tính như vậy chứ?! Nhưng nhanh là nhanh đến đâu, nhanh quá khéo ẩu. Sạch là sạch thế nào? “Ở nhà em vẫn làm thế” – khác với cái “sạch” bắt buộc của quán đề ra! Thật thà nhưng có đủ EQ để ứng xử với khách k hay cứ tồng tộc ra hết?…
Nói chung tuỳ từng quán hãy đưa ra tiêu chuẩn riêng thật cụ thể rõ ràng, kẻo cả chủ lẫn nv đều không biết vấn đề nằm ở đâu! Cá nhân mình, “khung phẩm chất” quan trọng nhất là nv phải biết lắng nghe, có thái độ tiếp thu sửa đổi. Còn “khung năng lực” có thể bồi dưỡng được sau!
2. THẤU HIỂU NHU CẦU ĐỂ SẮP XẾP VỊ TRÍ PHÙ HỢP
Có nhiều em SV đi xin việc còn không rõ các em muốn làm gì. Chỉ nghĩ đơn giản thời gian rảnh thì kiếm ít xiền mua sắm, chỗ nào lương cao thì làm, chủ mắng thì nghỉ, thiếu gì việc! Nếu bạn có nhiều vốn sống, kinh nghiệm làm chủ và tiếp xúc với nhiều nv, bạn sẽ “đọc” được nhu cầu của từng ứng viên và sắp xếp được vị trí phù hợp. Từ đó tránh đc tối đa nguy cơ nv xin nghỉ ngang!
– Nv là mẹ bỉm sữa đi làm thêm ngoài giờ bên cạnh 1 công việc chính —> cho ngta thoải mái khung giờ đưa đón con đi học và về cơm nước (sau 8h sáng – trước 4/5h chiều) thì người ta sẽ rất tập trung làm
– Nv nhanh nhẹn mau mồm mau miệng hướng ngoại thì cho làm phục vụ bàn. Nv hướng nội mà hơi chậm thì cho làm trong bếp. Nv thật thà chăm chỉ cho làm thu ngân… Nếu cố xáo trộn vị trí bạn tưởng tượng được các rủi ro rồi chứ?
– Nv ở quê lên làm cần chỗ ăn ở lương bớt 1 xíu cũng được. Nv là Sinh viên thì lại cần “học hỏi” được cái gì đó ở chỗ làm thì mới hứng thú chứ không chỉ là lao động tay chân
3. CÓ QUY TRÌNH CỤ THỂ RÕ RÀNG BẰNG VĂN BẢN
Nhiều chủ quán chỉ hướng dẫn công việc qua loa. Hoặc dặn kĩ bằng… miệng! Cho ng làm trước dạy ng vào sau v.v… Vậy nên có thể lúc đầu nv nhớ, sau đó dần quên, tam sao thất bản…
Ngoài việc đưa ra quy trình cụ thể bằng văn bản, mình còn hướng dẫn giảng giải cho các em ý lí do, mục đích tại sao phải làm vậy! Mọi thứ k thể qua quýt, mà cũng k thể chỉ cứng nhắc kiểu như “quy định/nội quy như thế cứ thế mà làm khỏi thắc mắc”! Nếu k hiểu bản chất thì nv sẽ làm theo 1 cách rất bị động máy móc! Hoặc “ăn bớt” quy trình vì tự bản thân em ý thấy k cần thiết – do chưa hiểu rõ bản chất sự việc! Ví dụ như việc soạn đơn set nem cuốn bên mình có rất nhiều thứ đi kèm lắt nhắt: quất ớt bánh đa cuốn, nc mắm, đũa bát… Thi thoảng lại có nv quên 1 tập bánh đa cuốn cho khách. Hôm lại có em quên sắp bát đũa 1 lần. Nếu bản thân ng chủ k coi trọng KH thì cũng dẫn đến việc nv coi mấy cái quên đó là “chuyện nhỏ”. Ship về nhà ăn thì tự lấy bát đũa của nhà ra mà ăn! Quên tập bánh đa thì thôi chị thông cảm tự mua thêm giúp em nhớ! Mình hay đặt ra các tình huống, bảo nhân viên thử đặt mình vào vị trí KH mà nghĩ xem: Có thể hôm đó KH ốm ở nhà 1 mình, nhận hàng xong đem lên phòng lại k thấy bát đũa lại lóc cóc xuống bếp lấy thì sẽ mệt và khó chịu ra sao? Hay như nếu nhà KH ở chung cư, xách túi đồ ăn lên phòng thấy thiếu bánh đa lại phải ra thang máy di chuyển xuống t1, lại đi siêu thị, lại mặc quần áo dắt xe máy phi đi mua 1 tập bánh đa chỉ vì mình quên??? Phải tự đặt vào hoàn cảnh của KH như thế mới thấy cần phải tập trung cao độ, nhắc nhở, hỗ trợ nhau khi làm việc… Nếu có lỗi thì cũng biết xin lỗi KH một cách thật tâm!
4. TRAO QUYỀN, PHÂN QUYỀN
Dù m có lắp ở bếp 3-4 cái camera chĩa vào từng khu làm hàng, trữ hàng. Nhưng ai mà ngồi soi suốt ngày đc Vậy nên cách quản lí nhân viên tốt nhất là làm sao cho nv hiểu rõ tầm quan trọng của từng việc các em ấy làm. Sai 1 li đi 1 dặm. Nv bếp sai – sẽ thấy quản lí phải đi xin lỗi khách hộ mình! Nv quản lí truyền đạt k rõ ý thì các e khác sai bị trừ lương – nhìn các em SV đc vài đồng lương bị trừ mất, QL
sẽ thấy áy náy. Và trên hết, mỗi một cái sai đều ảnh hưởng đến KH, khiến KH khó chịu, bực, chán, lần sau k muốn ăn nữa… Tất cả ảnh hưởng chung đến cả căn bếp – nơi nuôi sống rất nhiều cá nhân! Vì thế từng cá nhân sẽ có trách nhiệm với việc các em ý làm mà k cần chủ phải kè kè có mặt!
5. PR NỘI BỘ
Xuất phát điểm từ mô hình kinh doanh nhỏ không – hoặc có rất ít nhân viên. Tất cả mọi việc mọi công đoạn đoạn trong chuỗi giá trị đều do người chủ đích thân tiến hành. Từ việc đi chợ làm việc với bên cung ứng, sản xuất ra sản phẩm, bán hàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của KH v.v… vì vậy khi có thêm nhân lực thường thì ng chủ sẽ chỉ coi nhân viên là ng giúp việc tay chân trong một số công đoạn, chứ không hề coi nv đó là một phần của bộ máy kinh doanh. Bởi vậy nên ng chủ thường đối xử với nv đúng mức chủ tớ: bên bán và bên mua sức lao động. Tất nhiên vẫn có nhiều người chủ tốt đối xử với nv như người trong nhà, ăn uống cùng đi chơi đi du lịch… Nhưng đến cuối cùng đó vẫn chỉ là xuất phát từ tình cảm và văn hóa của người chủ chứ không thực sự xuất phát từ tư duy coi nv như một phần của bộ máy kinh doanh! Điều đó dẫn đến việc nv không thấm nhuần được tư tưởng của người chủ!
Ngày xưa m ít khi nói chuyện với các em nv. Các em vẫn sẽ chăm làm như một cái máy. Nhưng các em k thể hiểu tại sao chỉ một chút sơ suất trong việc rửa củ sả mà mình vẫn khó tính bắt làm lại toàn bộ. Sau 1 thời gian m cố gắng kết nối với nv từ những câu chuyện tỉ tê tâm tình kể về quãng thời gian khởi nghiệp của mình vất vả ra sao. May mắn mình được KH ủng hộ tin tưởng để có thể đi đến ngày hôm nay. Mình trân trọng từng KH như thế nào… bởi vậy tình cảm đó phải được thể hiện qua sản phẩm. Mỗi một cái nem làm ra phải sạch từ củ sả, nếu rửa xả không sạch sẽ bị sạn trong miệng. Những câu “chuyện phiếm” – mà vẫn ẩn chứa nhiều thông điệp. Từ chuyện phốt quán nọ quán kia bị KH bóc lên hội nhóm ảnh hưởng quán đó thế nào. Từ chuyện kinh tế suy thoái kinh doanh khó khăn ra sao. Từ chuyện mình chụp ảnh món ăn, viết content để bán hàng k phải “dễ như ăn cháo”. Từ chuyện nếu mình thêm một tấm giấy trải lót bàn để KH k phải lau dọn sau khi ăn họ sẽ thích ra sao… Từ đó xây dựng hình ảnh một người làm chủ chịu khó, đam mê với nghề, có kiến thức, có thể học hỏi được… Mình nghĩ đó là lí do mà dù lương m trả k phải quá cao mà vẫn có thể giữ chân được nv.
Việc PR nội bộ thực sự là bước chuyển giao quan trọng cho mô hình kinh doanh nhỏ chuyển mình lớn lên. Khi đó người chủ không còn trực tiếp tham gia vào nhiều công đoạn nữa, nhưng nv vẫn thấm nhuần tư tưởng để trực tiếp chăm sóc KH y như chủ. Từ đó đảm bảo tình cảm cách nhìn của KH dành cho thương hiệu: được yêu quý bền vững!